Lão Tử và Khổng Tử
Đời vua Châu Kỉnh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lão Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lão Tử về Lễ. (Chuyện gặp gỡ nầy có chép trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên).
Đức Khổng Tử chủ trương theo các nghi lễ của các vua đời trước, nhưng Đức Lão Tử bác bỏ ý kiến đó, nói rằng:
- Những người mà Ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không. Tôi nghe nói: Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo thường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không ích chi cho Ông. Tôi chỉ nói với Ông có thế thôi.
Đến khi Đức Khổng Tử cáo từ, Đức Lão Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói:
- Tôi nghe nói: Người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức, xin có lời nầy tiễn Ông: Kẻ thông minh và sâu sắc là gần cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn; kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách nào để giữ mình, kẻ làm tôi cũng không có cách gì để giữ mình.
Ý của Đức Lão Tử, khi nói ra các lời trên với Đức Khổng Tử, là Ngài chống lại sự thông minh, sự Trung và sự Hiếu, là những nguyên lý mà Đức Khổng Tử đang chủ trương, bởi vì: Có trí khôn thì dễ nguy, nếu cứ theo Trung và Hiếu thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào vua và vào cha mẹ, khó lòng được sống tự do tự tại, ung dung thơ thới.
Đức Khổng Tử ra về, nói với các học trò:
- Con chim, ta biết nó bay; con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng cung tên mà bắn, đến như con rồng cỡi mây cỡi gió lên Trời, ta không sao biết được. Hôm nay, gặp được Lão Tử, Ông ta có lẽ là con rồng chăng?
Lão Tử♠ Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam vạn vật♠ Người biết đủ, không bao giờ nhục(tri túc bất nhục) ♠ Lưới trời lồng lộng, cao mà khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất) ♠ Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghị tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật... ♠ Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường. ♠ Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh ♠ Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên". ♠ Biết đủ trong cái đủ của mình thì luôn luôn đủ. ♠ Biết người là trí, biết mình là sáng ♠ Không có lỗi nào to bằng ham muốn; Không có tai hoạ nào to bằng không biết đủ. ♠ Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình. ♠ Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật. ♠ Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc. ♠ Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn. | Khổng Tử
|
Chu Hi
Chu Hi bắt đầu như một người theo học Phật giáo nhưng vì không thể chấp nhận ý tưởng về vô ngã - không có bản ngã cố định - nên ông hướng tới truyền thống Nho giáo và rồi trở thành người trình giải chính của Tống Nho. ♠ Cách trị nhà cốt ở hoà thuận, cách mưu sinh cốt ở siêng năng. ♠ Ở đời có 3 điều đáng tiếc: • Một là việc hôm nay bỏ qua • Hai là đời này chẳng học • Ba là thân này lỡ hư. |
Tôn Tử - Tôn Vũ
- Mười ba chương sách của cuốn Tôn Tử gồm hơn 7.000 chữ, quán xuyến tư tưởng và phương pháp của duy vật luận đơn thuần và biện chính pháp nguyên thuỷ, nêu lên được mối quan hệ phức tạp của chiến tranh với chính trị, ngoại giao, kinh tế, hoàn cảnh tự nhiên, cùng là tác dụng tương hỗ giữa năng động chủ quan của người dụng binh với quy luật khách quan, điều kiện hiện thực, đề cập một cách toàn diện quy luật phổ biến của chiến tranh và nguyên tắc trọng yếu của chỉ đạo chiến tranh.
- Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng
Hoài Nam Tử
- Trong thiên hạ có ba cái nguy
- Đức ít mà được ân sủng nhiều.
- Tài kém mà ở địa vị cao.
- Thân không lập được công to mà hưởng bổng lộc nhiều.
- Đừng bao giờ đóng sầm cửa lại; có thể bạn muốn quay trở lại vào đấy
- Nếu đó là một công việc quan trọng – hãy tự mình làm lấy
- Nếu bạn không thể là mặt trời thì hãy đừng là đám mây
- Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu ta dành cho người khác dù chỉ một chút thông cảm mà ta vẫn thường dành cho ta
- Đừng cố gắng tỏ ra cái không phải là mình
- Lúc đầu chúng ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen tạo ra chúng ta
- Nếu có ai đó đáng để ta làm quen thì cũng đáng để ta hiểu rõ
- Đối với người có nhiều tài đức thì đừng có chê bai nhỏ mọn
- Đối với người có danh dự thì chớ chỉ trích những lỗi lầm.
Lả Khôn
- Để tâm nghiền ngẫm mãi thì lẽ gì mà không nghĩ ra, kiên gan bền chí mãi thì việc gì mà làm chẳng nổi.
- Việc làm nên trước mọi người, câu nói nên sau mọi người.
- Kẻ hay hiếu danh, việc làm thường giả dối
- Làm điều gì thành thật, thì bụng an ổn, mỗi ngày mỗi hay
- Làm điều gì gian dối, bụng băn khoăn, mỗi ngày mỗi dở
- Ở đời cái gì thung dung thì còn, cấp bách quá thì mất
- Việc mà thung dung thì có ý vị
- Người mà thung dung thì sống lâu
- Làm việc nghĩa chớ kể thiệt hại
- Luận anh hùng chớ kể hơn thua
- Tâm niệm trầm tĩnh thì lẽ gì nghĩ chẳng tới
- Chí khí cao rộng thì việc gì làm chẳng xong
- Tầm thuật quý nhất là sáng suốt
- Tướng mạo quý nhất là chính đại
- Ngôn ngữ quý nhất là giản dị, Chân thật
- Khí kiêng nhất là hung hăng.
- Tâm kiêng nhất là hẹp hòi.
- Tài kiêng nhất là bộc lộ.
- Tâm phải rộng để dung nạp người trong thiên hạ
- Tâm phải công bằng để làm việc trong thiên hạ
- Tâm phải trầm tĩnh để xét lý trong thiên hạ
- Tâm phải vững vàng để chống lại những biến cố trong thiên hạ
- Việc sắp xảy ra mà ngăn được, việc đang xảy ra mà cứu được, Đó là quyền biến,
- Chưa có việc mà biết việc sắp đến, mới có việc mà biết được việc sau, có tài năng
- Định việc mà biết việc xảy ra thế này, thế nọ, như vậy là biết lo xa.
- Người như thế là người có kiến thức rộng rãi
Lễ Ký
- Thấy lợi chẳng bỏ nghĩa, thấy chết chẳng đổi lòng là người quân tử
- Sa chân thì chết đuối; sẩy miệng thì chết oan
Luận Ngử
- Người quyền thế chỉ biết hùng dũng mà không biết nghĩa thì làm loạn. Người thường dân chỉ biết hùng dũng mà không biết nghiã thì trộm cướp.
- Lúc nhỏ khí huyết chưa sung túc phải giử gìn sắc dục
- Lúc lớn khí huyết đang hăng phải giử gìn việc tranh đấu
- Lúc già khí huyết suy kém Phải giử gìn việc tham lam
Lử Hồi
- Tự khiêm người ta càng phục, Tự khoe người ta càng khinh
Tăng Tử
- Mổi ngày ta xét ba điều
- Làm việc cho ai có hết lòng không?
- Đối với bạn có vẹn chữ tín không
- Đạo thầy truyền có học không
Trung Dung
- Nói phải nghĩ đến làm, làm phải nghĩ đến nói
- Học cho rộng,
- Hỏi cho kỹ,
- Suy nghĩ cho cẩn thận,
- Phân biệt cho sáng suốt,
- làm việc cho hết lòng.
- Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước
- Lời nói mà suy nghĩ trước thì không vấp váp
- Việc làm mà tính trước thì không thất bại
- Tính nết có định trước mới tránh được lỗi lầm
- Về nghệ thuật can gián
- Khiến người ta nể lời, Không bằng khiến người ta tin lời.
- Khiến người ta tin lời, Không bằng khiến người ta vui vẻ nhận lời.
- Đem họa phước mà răn dọa là khiến người ta sợ.
- Đem lý lẽ mà răn dụ là khiến người ta tin
- Dùng tâm lý mà giác ngộ là khiến người ta vui lòng mà nghe theo.
Vương Dương Minh
- Chúa tể của Thân là Tâm
- Điều của Tâm phát ra là Ý
- Bản thân của Ý là Tri
- Ý để vào đâu là Vật
- Có ba thứ ngu dốt :
- Không hiểu biết những gì mình đáng biết.
- Hiểu biết không rành những gì mình biết.
- Hiểu biết những gì mình không cần biết.
- Ba điều hạnh phúc :
- Một Thân xác khỏe mạnh.
- Một Tinh thần tự do.
- Một Trái tim trong sạch.
- Làm thầy thuốc lầm thì giết một người.
- Làm thầy địa lý lầm thì giết một họ.
- Làm thầy chính trị lầm thì giết một nước.
- Làm văn hóa lầm thì giết cả một đời.
- Danh vi lớn , không mang lấy mãi.
- Công việc lớn, không nên gánh lấy mãi.
- Quyền thế lớn, không nên giử lấy mãi
- Uy thế lớn, không nên bám lấy mãi.
- Người biết Đạo tất không khoe.
- Người biết Nghĩa tất không Tham.
- Người biết Đức tất không thích tiếng Tăm lừng Lẩy.
- Điều dưỡng cái KHÍ lúc đang giận.
- Đề phòng CÂU NÓI lúc sướng mồm.
- Lưu tâm SỰ NHẰM lúc bối rối.
- Biết dùng ĐỒNG TIỀN lúc sẳn sàng.
CHIẾN-QUỐC SÁCH
- Không biết mà nói là ngu, biết mà không nói là hiểm.
CỔ NGỮ
- Việc tốt nhất ở thế gian không gì bằng cứu người nguy cấp thương kẻ khốn cùng.
CÔNG-NGHI
- Không lấy bậy của ai là giầu; Không bị nhục với ai là sáng
ĐÀM-TỬ
- Kẻ xa xỉ thì giầu mà vẫn không đủ, người kiệm ước thì nghèo mà tiêu vẫn có thừa.
DỊCH KINH
- Người hay ít nói, người nông nỗi nhiều lời.
GIA NGỮ
- Chớ nói nhiều, nói nhiều lỗi nhiều.
- Quân tử nói bằng việc làm, tiểu nhân nói bằng ngọn lưỡi.
HÁN THƯ
- Muốn cho người không nghe chẳng gì bằng đừng nói, muốn cho người không biết chẳng gì bằng đừng làm.
HẬU HÁN THƯ
- Nền không chắc mà tường không cao thì sự bại hoại nằm sẵn ở đó.
HỨA HÀNH
- Tâm không bình an, khí không hoà nhã thì lời nói hay lầm lỗi
LÃ-TƯ-PHÚC
- Có học vấn mà không có đạo đức là người ác, có đạo đức mà không có học vấn là người quê
LỤC TÀI-TỬ
- Nuốt được cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người.
LÝ-TIÊU-VIỄN
- Xử những việc khó xử càng nên khoan dung ; Xử với người khó xử càng nên trung hậu ; Xử thời buổi khó khăn càng nên tự nhiên như vô tâm.
MẠNH TỬ
- Đối với kẻ tự hại thân dầu nói cũng bằng thừa. Đối với kẻ tự liều thân dầu giúp cũng vô ích.
- Kẻ sĩ mà còn quyến luyến sự yên vui thuận tiện cho xác thịt thì tâm lụy chí hèn không đáng được gọi là kẻ sĩ.
- Nghiã nhân là ngọn đuốc soi đường cho thiên hạ.
- Nhân tri sơ tính bổn thiện
- Ngu thì người ta khinh, khôn thì người ta ghét; Khôn mà làm như ngu mới thật là khôn.
- Người ta chẳng chịu làm điều dở về sau mới có thể làm được điều hay.
- Đọc sách mà không chịu tinh tường suy nghĩ là vùi dập đi cái công phu của người xưa.
Rất hay và ý nghĩa!
ReplyDeleteCảm ơn bạn rất nhiều!
------------------------------
Trường dạy học pha chế cafe uy tín tại TPHCM
Truong day hoc pha che cafe uy tin tai TPHCM
Tình cờ tìm một câu (Tâm, kiêng nhất là hẹp hòi) lại được cả một kho tàng! Xin cảm ơn chân nhân!
ReplyDelete