Tuesday, February 21, 2012

Đa số giáo viên ngoại ngữ chưa đạt chuẩn

vnExpress


Nói tiếng Anh bằng giọng Việt, còn kém chuẩn 3, 4 bậc... là những hạn chế của giáo viên ngoại ngữ được các sở GD&ĐT chỉ ra tại hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Phụ huynh lúng túng với sách tham khảo tiếng Anh


Lãnh đạo Sở Giáo dục TP HCM cho biết, 11 năm qua, thành phố đã đưa chương trình tiếng Anh tăng cường vào giảng dạy cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, chất lượng dạy học ngoại ngữ đại trà chưa cao do mục tiêu dạy và học chưa rõ ràng. Đội ngũ giáo viên còn hạn chế, đặc biệt là phương pháp dạy lạc hậu (như học chỉ để đi thi) khiến việc sử dụng ngoại ngữ của học sinh còn thấp.

"Theo kết quả đánh giá của các tổ chức quốc tế như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng viết và đọc, nhưng lại xếp thứ 18-19/20 về khả năng nghe nói. Chính vì thế việc dạy tiếng Anh trong trường phổ thông cần được quan tâm đặc biệt", lãnh đạo Sở giáo dục TP HCM nói.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương nêu thực tế, dù đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường trong tỉnh đã đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo nhưng chất lượng không đồng đều. Ở Hải Dương, số giáo viên tiếng Anh học ở các trường ngoại ngữ chính quy có chất lượng còn ít, phần lớn được đào tạo theo hình thức không chính quy hoặc giáo viên chuyển từ tiếng Nga sang dạy tiếng Anh.

Ông đánh giá năng lực ngoại ngữ và giảng dạy của phần lớn giáo viên còn hạn chế. Thực tế khảo sát ở tỉnh này cho thấy tỷ lệ giáo viên chưa đạt trình độ năng lực theo yêu cầu khá cao, một số nhỏ có trình độ thấp hơn chuẩn 3-4 bậc.

Số lượng học sinh đông khó có thể tiếp thu tốt trong giờ học ngoại ngữ.


"Bên cạnh trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng, nhiều giáo viên còn yếu về phương pháp giảng dạy do ý thức tự bồi dưỡng chưa cao và chưa có cơ hội tham gia các lớp bồi dưỡng của chuyên gia có kinh nghiệm", lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Dương cho hay. .

Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Nam Trần Minh Cả cho biết, ở tỉnh giáo viên thiếu nhiều, chất lượng còn chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, số học sinh trong mỗi lớp học còn đông, lại không có điều kiện giao lưu, thực hành. "Giáo viên ngoại ngữ còn nói tiếng Anh theo giọng Việt, người nước ngoài nghe câu hiểu câu không. Vậy thì làm sao học sinh có thể học tốt", ông phân tích.

Ông Cả kiến nghị, Bộ GD&ĐT cần huấn luyện phương pháp giảng dạy đặc thù cho giáo viên mỗi cấp theo hướng rèn luyện kỹ năng, ngôn ngữ. Giờ học ngoại ngữ cũng nên chia nhỏ lớp học ra thành các lớp 16-20 em. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường nguồn giáo viên bản địa là những tình nguyện viên người nước ngoài và tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh được đi tu nghiệp 3-6 tháng tại các nước sử dụng tiếng Anh.

Sở Giáo dục Hải Dương cũng đề xuất, Bộ cần hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí các cơ sở tham gia dạy thí điểm và dạy chính thức chương trình mới, đảm bảo phải có đủ số lượng và trình độ giáo viên. Bộ cần xây dựng các nguồn tư liệu mở giúp giáo viên tự bồi dưỡng để đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn; đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá môn ngoại ngữ, đảm bảo đánh giá được đầy đủ kiến thức, kỹ năng học sinh đã học trong chương trình.

Tham dự hội nghị, đại diện ĐH Hà Nội cũng cho rằng, để thực hiện tốt đề án dạy và học ngoại ngữ trong nền giáo dục quốc dân cần nâng cao năng lực và phương pháp sư phạm của đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút, khuyến khích những người giỏi làm giảng viên như có học bổng đào tạo nâng cao trình độ tại nước ngoài, tăng thù lao giờ dạy...

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 nhằm chuyển từ việc dạy ngoại ngữ như một môn học sang dạy như một công cụ để sống, làm việc và hội nhập quốc tế, biến ngoại ngữ từ điểm yếu thành điểm mạnh của Việt Nam.

Theo Phó thủ tướng, trong những năm tới cần cố gắng đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong các môn học, biến nó thành một công cụ học tập. Ông đề nghị Bộ Giáo dục đẩy mạnh việc giao nhiệm vụ cho các trường ngoại ngữ đào tạo đội ngũ giáo viên cho trường mình và cho các địa phương, hoàn thiện hệ thống ngân hàng câu hỏi thi ngoại ngữ.

Bộ Giáo dục cũng cần làm việc kỹ hơn với các đơn vị cung cấp công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống phần mềm dạy ngoại ngữ trên mạng. Bên cạnh đó, cần có chương trình, cách thức kêu gọi, thu hút giáo viên giỏi, phân bổ cả giáo viên tới các vùng miền. "Tất cả giáo viên dạy ngoại ngữ phải có một lần đi ra nước ngoài một hoặc hai tuần tại các trường có trình độ tương đương xem cách dạy của họ như thế nào để rút ra kinh nghiệm", Phó thủ tướng nói.

Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 với mục tiêu triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học sao cho đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá.

Kinh phí dự toán để thực hiện dự án là 9.378 tỷ đồng. Vốn được lấy từ ngân sách nhà nước bố trí trong chương trình mục tiêu quốc gia và dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp quản lý quy định tại Luật Ngân sách hiện hành; các nguồn vốn vay, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Hoàng Thùy

Vài ý kiến Ý của Bạn Đọc

HỌC TIẾNG ANH KHÔNG KHÓ LẮM ĐÂU !

Nhớ lại khi xưa khi xưa khi cón là học sinh ở trường Petrus Ký, thì cũng giống như các bạn trẻ học tiếng Anh bây giờ: chỉ học được văn phạm , nhưng cả thầy và trò đều nói tiếng Anh mà người Mỹ không hiểu được. Khi đi làm việc , tôi đã tự học tiếng Anh là chính , tôi thường xuyên nghe tin tức bằng tiếng Anh trên đài VOA ( Voice Of America ), đọc sách tiếng Anh thật nhiều và theo học một lớp về Cách Phát Âm tiếng Mỹ tại Hội Việt Mỹ. Tôi đi thi và đạt được Chứng Chỉ Thông Thạo Tiếng Anh ( Certificate of proficiency in Englísh) của đại học Michigan năm 1961 . Tôi có nhiều dịp sử dụng tiếng Anh của tôi trong công việc, trong dạy học , và đến khi qua Mỹ năm 1981 , chính cái vốn tiếng Anh của tôi đã giúp tôi tìm việc ở Mỹ dễ dàng . Vị giáo sư trưởng khoa Anh văn đại học Long Beach năm 1983 đã nói là tiếng Anh của tôi hơn tiếng Anh của người Mỹ bình thường, vì cách nói tiếng Anh của tôi rất tự nhiên và cách dùng từ cũng tự nhiên nữa. Khi tôi theo học các lớp đào tạo giáo chức do chính phủ Mỹ tài trợ và trở thành thầy giáo trong biên chế của Califfornia từ năm 1985 đến lúc nghỉ hưu .

Nói tóm lại , học tiếng Anh mà không nói tiếng Anh với người Mỹ , thì miệng mở không ra và khi nói thì Mỹ họ cứ hỏi WHAT WHAT mãi !

Tôi có nghe vài BTV cũa VTV4 nói tiếng Anh , họ nói nghe hiểu được nhưng chưa sướng tai vì vẫn còn " ta " lắm ./.

tuycan | 20/10/2011


Gửi bộ giáo dục và đào tạo

Kính gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 với mục tiêu triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học sao cho đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá... là một dự án không dựa trên thực tế của Việt nam. Hình như Ngài Bộ trưởng và các ngài hoạch định chính sách chỉ học ở Trời Tây chứ không học ở nước Việt nam. Các ngài không hiểu được việc đào tạo giáo viên ngoại ngữ ở nước ta như thế nào? Theo tôi việc đổi mới phải bắt đầu từ chính các trường Đại học đào tạo ra các thầy cô giáo ngoại ngữ tương lai. Ở đấy phải thực sự chuẩn từ đội ngũ giảng dạy đến sinh viên. Nhằm đào tạo ra những thầy cô giáo dạy ngoại ngữ chuẩn trong tương lai. Còn theo như đề án thì chỉ còn cách Ngài Bộ trưởng và các ngài hoạch định đề án trên xuống đứng lớp vì không còn giáo viên dạy ngoại ngữ nữa. Chính sách của chính phủ phải dựa trên thực tế của xã hội chứ không dựa trên ý kiến chủ quan của cá nhân hay một nhóm người phi thực tế nào đó. Chúng ta nên lấy ý kiến từ nhân dân và những người trực tiếp liên quan xem nó ảnh hưởng thế nào trước khi đưa ra thành "Đề án". Bài học cay đắng từ việc thay sách giáo khoa vừa qua vẫn chưa được Bộ Giáo Dục rút ra thành bài học. 70 ngàn tỷ chi ra biên soạn sách giáo khoa mới chưa dùng được mấy năm thì đã phải giảm tải... Tôi nhờ quý toà soạn hỏi Ngài Bộ trưởng và các ngài hoạch định "Đề án" giúp tôi xem họ có thực sự có hiểu biết về những tâm tư, nguyện vọng của những người thầy, cô đang trực tiếp giảng dạy. Nếu Ngài Bộ trưởng và các ngài hoạch định "Đề án" tham khảo ý kiến của các thầy cô đang giảng dạy thì các Đề Án mới thực sự là: Ý Đảng Lòng Dân. Cảm ơn vì đã đọc những dòng tâm sự của tôi.

Cảm ơn Quý Báo
Trần Đức Tâm | 20/10/2011

quá lạc hậu

Giáo viên tiếng Anh hiện nay là quá lạc hậu, trình độ của giáo viên kém so với chuẩn, họ đã được đào tạo dưới nhièu hình thức và văn bằng khác nhau, điều muốn nói ở đây là trình độ của họ so với yêu cầu hiện nay là lạc hậu, mặt khác phương tiện khoa học công nghệ vận dụng vào giảng dạy tiếng anh là không có, tiếng anh chủ yếu là nghe và nói, nghe không được nói không ai hiểu thì sao được. Muốn đạt đến chuẩn chấp nhận được thì người học phải nghe được chính người bản xứ nói nhưng phần lớn các trường, trung tâm giảng dạy tiếng anh không trang bị được phương tiện nghe nhìn bằng tiếng anh. Người học thụ động và không thể đọc, nghe chính xác. Nói chung là ai nói thì người đó hiểu.

Giải pháp: áp dụng Công nghệ khoa học, máy móc, video phương tiện nghe nhìn vào giảng dạy, kiểm tra lại năng lực của giáo viên. Tinh giảm và tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn vào giảng dạy. Đưa môn tiếng anh vào môn bắt buộc trong các kỳ thi, dạy môn tiếng Anh ngay từ lớp nhỏ.

Trân trong kính chào!
nguyen trinh | 19/10/2011


Học ngoại ngữ

Thứ nhất quá trình đào tạo giáo viên đã ko đạt chuẩn. Thứ hai với quy chế thi cử như hiện giờ thì chẳng học sinh nào muốn luyện kĩ năng nghe,nói cả. Chỉ cần đọc viết tốt là được rồi. Bộ GD yêu cầu GV đạt chuẩn quốc tế nhưng học sinh có đâu có quan tâm đến môn tiếng Anh, chỉ có văn và toán là quan trọng thôi. Bộ GD yêu cầu GV đạt chuẩn quốc tế nhưng lương có đạt chuẩn quốc tế được ko?
Quynh Lien | 19/10/2011


Giáo viên nói kém

Cần gì phải khảo sát đâu xa, con tôi học tại Hà Nội khi nói tiếng Anh còn bị cô chê phát âm trong khi cháu thi ielts được 6.5. cô thể hiện thái độ trù úm ra mặt và thường xuyên cho điểm thấp. ngay các bạn trong lớp cũng bức xúc thay. tôi đành khuyên cháu thông cảm vì cô mà thế thì không bao giờ khá hơn được. đến bây giờ cháu đã đi du học sau kỳ thi tuyển sinh của Phần Lan. nếu bộ giáo dục không nâng tầm giáo viên thì các thế hệ sau còn tiếp tục bị sai từ é thành nếp rất khó sửa. tôi ủng hộ chương trình khảo sát trình độ giáo viên của Bộ
giang phạm | 19/10/2011


Nên xem lại cách suy nghĩ

- Theo ý kiên riêng của tôi, nếu trình độ giáo viên không đạt thì không nên dạy các em. Tôi đã từng là "chuột bạch", bị phải học 7 năm tiếng anh ở trường phổ thông (thuộc loại khá, điểm trung bình luôn trên 7,5) để rồi kết quả là phải mất 5 năm học lại và luôn bị dính lỗi Vietnamese English không thể sửa được.
Nganld (19/10/2011)


Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển



Saturday, February 11, 2012

Europa - Carlos Santana




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển




Carlos Santana - She's Not There




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Nghề Làm “Thầy”

Tuệ Chương


“Thầy” nói ở đây là “thầy tớ”. Tôi không hiểu tại sao mẹ tôi không gọi là “đầy tớ”. Có lẽ vì chữ đầy tớ nghe có vẻ nặng nề chăng? Thật tình tôi không có ý mai mỉa gì trong việc gọi như trên. Có lẽ vì trong trí óc của tôi, khi còn thơ ấu, chuyện mấy chị làm thầy tớ trong nhà tôi để lại cho tôi những ấn tượng buồn bã.

Sau nầy, khi tôi lớn, người trong nhà gọi họ là chị ở. Trong Nam gọi là ở đợ.

Nhà tôi không khá giả gì nhưng vì mẹ tôi là chủ nhà hộ sinh nên cần người giúp đỡ. Việc nấu ăn đi chợ hằng ngày trong nhà có bà chị cả tôi lo, việc gánh nước thì chị ở lo. Việc ấy nặng nhọc.

Một chị ở tôi còn nhớ là chị người làng Gia Đẵng. Gia Đẵng là một làng biển sát biển Đông, gần phá Tam Giang. Gia Đẵng được coi là làng nghèo nhứt Quảng Trị, - tỉnh nghèo nhứt Việt Nam? - nằm trên bờ biển cát trắng, không có ruộng nương gì nhiều, lại còn bị cát trắng xâm thực. Toàn bộ dân làng làm nghề biển, tức là đánh cá biển. Vào mùa hè, mùa cá, đi biển được thì đỡ đôi chút. Tới mùa biển động là dân làng thiếu ăn, đói lắm, bèn tìm kiếm nhà giàu hay lên thành phố xin ở đợ, vừa có cơm ăn, vừa có tiền giúp đỡ gia đình, tuy chẳng bao nhiêu vì giá ở đợ ngày đó thấp lắm. Họ đi ở đợ theo mùa, người thuê theo mùa. Khi tới mùa cá, - với những làng nghề nông thì theo mùa làm ruộng - họ về làm mùa.

Ông đại tướng Đoàn Khuê của Việt Cộng cũng người làng Gia Đẵng nhưng nhà ông giàu vì cha mẹ ông là chủ ghe đánh cá, cho thuê dụng cụ làm cá và nghề “xanh xít đít đui”: Nghề cho vay. Vay 5 (cinq - xanh) trả trả thành 6 (Six – xít); vay 10 (Dix – đít) trả thành 12 (douze – đui). Trước 1945 anh em ông được đi học ở trường Tiểu Học Quảng Trị (Ecole Primaire De Quangtri); lên trung học thì vô Huế, ở xóm Chợ Xép - (“Xóm Của Tui” vì khi đi học tôi ở đây 3 năm. Những người lớn tuổi trong xóm còn có người nhắc đến tên ông ta).

Sau chiến trận 1972, Thủy quân Lục Chiến VNCH trấn giữ làng nầy, coi như địa đầu tiền tuyến cho tới 1975 thì “tan hàng”.

Chị ở nói trên rất quê mùa. Khi máy bay Mỹ tới bắn phá quân Nhựt, trong khi ai cũng lo xuống hầm thì chị đi đóng các cửa lại vì “Sợ đạn vô nhà”. Chỉ mấy năm sau thôi, khi chiến tranh Pháp Việt bùng nổ, tôi nghĩ chị ở nhà tôi có rất nhiều kinh nghiệm chiến tranh và biết đâu chị cũng là một … du kích.

Một hôm chị trốn mẹ tôi đi chơi, tới khuya mới về. Mẹ tôi lại nghe nói người ta gặp chi đi với mấy ông… Bắc Kỳ. Thời Nhật, gặp nạn đói năm Ất Dậu, người Bắc, hầu hết là đàn ông lần mò vào Nam kiếm ăn. Bấy giờ cầu ga Quảng Trị - Cầu chung xe lửa và xe hơi - bị máy bay Mỹ đánh sập. Nhật đang cần nhân công giúp họ sửa cầu. Những người Bắc nầy ở lại thành phố tôi vì kiếm được việc sửa cầu. Với cái thành phố nhỏ như thành phố quê tôi hồi đó, nguời Bắc cũng là… người lạ nên mẹ tôi rầy và đánh chị, không cho đi chơi đêm nữa. Hồi đó người ta có đánh người ở cũng là việc thường vì cái thân phận người ở nó như thế. Có lẽ người chủ cũng có trách nhiệm với người ở, la rầy đánh đập, trong vài trường hợp, cũng chỉ là một cách giáo dục như cha mẹ dạy con cái vậy. Vã lại, mẹ tôi cũng có kinh nghiệm với chị Nuôi, người ở trước đó.

Chị Nuôi người huyện Gio Linh, do một người em gái của mẹ tôi làm dâu ở làng An-Mỹ, huyện ấy giới thiệu, dẫn vào trao cho mẹ tôi.

Chị Nuôi đẹp. Tôi không nhớ đẹp như thế nào, chỉ biết là đẹp. Thầy trợ (Tôi xin dấu tên) là bạn đồng nghiệp với cha tôi cặp bồ với chị. Cứ thứ bảy hay chủ nhật gì đó, trường học đóng cửa thì hai người hẹn nhau trong lớp của thầy trợ. Hai người ghép hai cái băng học trò, nằm với nhau. Ông anh cả tôi, hồi ấy khoảng trên 10 tuổi, rắn mắt, có khi chờ hai người chia tay nhau thì vào lớp. “Hai cái băng còn nóng hổi.” Anh tôi kể với chị tôi vậy. Anh không dám nói với mẹ hay cha tôi, sợ bị rầy. Bác Hiển, cai trường không dám có ý kiến vì nể tình thầy. Mẹ tôi không dám cấm chị Nuôi đi gặp thầy cũng vì nể tình như vậy. Cuối cùng chị ấy mang bầu.

Hồi ấy, một người con gái, dù là đi ở đợ, không chồng mà có bầu là một biến cố lớn lắm, xấu hổ lắm. Cho tới khi tôi khôn lớn, tôi vẫn còn thấy vài nơi còn giữ tục dị đoan. Không cho người chữa hoang ở lại trong nhà. “Bốn mắt dòm nhà! Xui lắm!” Có thể chị Nuôi sợ mẹ tôi đuổi đi khi biết chị mang bầu. Còn mang cái bầu chữa hoang về làng thì còn cái xấu hổ nào bằng, chưa kể làng còn bắt vạ. Ông thầy trợ giáo thì đã có vợ. Vã lại, không lý thầy giáo lại lấy “con ở” nhà bạn làm vợ. Thế rồi một hôm mẹ tôi phát hiện chị bất tỉnh nằm ở nhà bếp, mình mẩy tím ngắt. Mẹ tôi kêu xe tay chở qua “nhà thương” gần đó thì không còn kịp. Nửa đêm hôm ấy, chị Nuôi qua đời. Bấy giờ chị cả tôi mới tiết lộ là chị Nuôi chờ khi trời hơi tối, ra cây sầu đông trước nhà, cạy vỏ cây đem về sắc uống. Chị ấy muốn phá thai. Kết quả là chị ấy bỏ mạng. Mẹ tôi khóc, than thở rằng ăn nói làm sao với em gái! Chị cả tôi khóc vì thương chị Nuôi lắm. Tôi cũng khóc. Tôi khóc vì ơn nghĩa riêng của chị với tôi. Lúc ấy tôi khoảng năm, sáu tuổi. Đêm nằm ngủ, tôi mơ thấy tôi đi tới một cái gốc cây và đái một trận thật đã. Được một lúc, tôi tỉnh giấc vì ướt quần. Gần sáng, chờ chị Nuôi thức dậy nấu cháo trắng cho anh em chúng tôi ăn đi học thì dậy nhờ chị kiếm cái quần khác thay. Lần đầu, chị hỏi to: “Răng! Đái mế phải khôông?” Vậy là cha tôi nghe, thức dậy, tôi bị rầy và bị đánh đòn vì cái tội đái dầm. Những lần sau, khi thấy tôi dậy đi tìm chị, chị lặng lẽ đi lấy quần cho tôi thay. Cha tôi không hay biết gì cả. Tôi khỏi bị rầy, bị đánh. Tôi không cảm ơn chị làm sao được và sao tôi lại không khóc khi nghe tin chị chết!?

Thế rồi lớn lên, tôi cũng quen với cái nghề ở đợ. Đó là hiện tượng bình thường của một xã hội nghèo đói, bất công. Ngay khi tôi đã đi dạy, có vợ con, trong nhà tôi vẫn thường có hai ba con ở. Đứa lớn nấu ăn, đứa nhỏ giữ em. Trong những năm chiến tranh, ở miền quê hai phe đánh nhau dữ dội, người ta cho con lên ở đợ thành phố, vừa có cái ăn, không đói kém như ở thôn quê, lại tránh được súng đạn.

Vã lại, mấy năm tôi học cấp ba, đi làm précepteur cho chủ, tuy rằng ngày làm học trò, đêm làm thầy giáo, ăn cơm chủ mà lo dạy cho con chủ thì có khác thi thân phận người làm, người ở.

Lại thêm “giải phóng”!

Theo anh Dương Tiến Đông kể lại, chị ở nhà anh là một chị Quảng Nam - Anh ta cũng gốc Quảng Nam – Khi bộ đội vào Saigon thì chị ở nhà anh ngày ngày ăn cơm xong đi họp hành “cách mạng”. Nghe họp “cách mạng” thì mẹ anh làm thinh! Vợ anh sợ, không dám nói. Bấy giờ mẹ và vợ anh lo nấu cơm cho chị ở đi họp “cách mạng”, chẳng dám có một lời than!

Đông kể: “Về tới nhà, đôi khi chị gọi điện thoại cho các “đồng chí”. Một tay cầm điện thoại, tay kia đưa ngón tay thọc vào cái lổ tròn số điện thoại - loại cũ, số nằm vòng tròn - chị ta ấn ngọn tay xuống, quay một cái thật mạnh, làm như nặng nhọc lắm, mặt mày hết sức quan trọng! Rồi chị chổng đít, chồm vào điện thoại, cố nói to cho trong nhà nghe. Nghe rồi ai cũng sợ vì biết chị đang “Công tác cách mạng”.

Đồng thời trên TV, trên đài phát thanh, khi các vị cách mạng nói với nhau thì trước hết phải đúng giai cấp, đúng lập trường. Để biết cái “đúng” đó thì người “công tác cách mạng” hỏi nhau bằng câu nói của “Chị Út Tịch”: “Có đi ở đợ không?” “Ở đợ” trở thành một biểu tượng, một cái “mốt”, một tiêu chuẩn hàng đầu của giai cấp thống trị thời đại mới!

Thế rồi tôi “Đóng tiền đi ở tù” như người ta mai mỉa. Khi về thì giai cấp ở đợ không còn. Cũng may, khi ấy các con tôi cũng đã lớn. Chúng tự lo cho chúng được, không cần người làm nữa. Vã lại, có cần cũng không nuôi được người làm. Đổi đời rồi. Có thể tôi đi ở đợ cho người ở đợ của tôi ngày trước!

Mấy bữa nay, quân Do Thái đánh vào Libăng. Qua các đài phát thanh, nhứt là BBC, tôi biết có khoảng 200 người Việt Nam đang ở đợ bên nước đó. Cũng nhờ đài BBC, tôi nghe nhiều người Việt Nam than vãn, nhiều người khóc vì mắc kẹt bên đó. Chính quyền Cộng Sản xuất khẩu họ theo một chương trình nghe hay lắm: “HợpTác Lao Động”. Hợp tác lao động có nghĩa là hai hay nhiều người cùng lao động chung với nhau, không ai là người làm, không ai là chủ, chỉ có thủ trưởng. Ở Libăng cũng như ở I-Rắc trước đây và nhiều nơi khác nữa trên thế giới, có nhiều người Việt Nam đi “Hợp Tác Lao Động”. “Hợp Tác Lao Động” bây giờ nghe cũng lạ tai vì một bên là chủ, một bên là “Người giúp việc”, “là người ở”, là “người làm”, nói trắng ra một bên là chủ, một bên là ở đợ. Dĩ nhiên, người Việt Nam chúng ta còn lâu lắm mới làm chủ, còn bây giờ là ở đợ. Hai trăm người ở Libăng hiện nay, có lẽ hầu hết làm nghề ở đợ.

Súng đạn tới, người ta sợ, muốn về. Có người chưa muốn về vì chủ chưa trả tiền công, có người bị chủ giữ hết toàn bộ giấy tờ tùy thân. Phần đông họ là đàn bà con gái.

Con cháu hai bà Trưng, “hai” bà Triệu sao bây giờ khổ thế? Có người bị bán qua Đài Loan, Đai Hàn, Phnom Pênh để vào ở lầu xanh. Bên Việt Nam chỉ có nhà tranh vách đất! Có nhiều người qua các nước khác để “phát huy truyền thống ở đợ cách mạng”. Xin hỏi mấy ông ngồi ở “Phủ Chủ tịch” tại Hà Lội một điều: Người đi ở đợ nhiều như thế, có phải đó là sự thành công của “Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa” hay không?

(một câu hỏi như những câu hỏi của một công nhân lao động đang đứng trên lề đường nhìn lên những cao ốc nơi mình đang làm "thầy")



Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

Friday, February 10, 2012

My good oldies

♥ My Favorites LOBO
♥ Songs I like most

Những ca khúc tiếng Viiệt tôi ưa thích nhất



Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

Giấc Mơ Qua

Để Trình duyệt nhanh chóng và tốt hơn - bạn nên cài đặt Chrome Browser tại đây
Trở lại Trang Trước

Chuyện hôm qua như giấc mơ lâu rồi! Chuyện đùa vui! Chuyện đùa thôi! Người quên ta hay ta đã quên đi người? Đừng bận tâm! Chuyện vui chơi cho qua tháng năm Cho hết ưu tư bao ngày Còn vương mắc trên đôi bờ vai

Tìm bên nhau như gió mây ngang trời! Tìm vòng tay! Tìm bờ môi! Người yêu ta hay ta đã yêu thương người? Đừng bận tâm! Chuyện vui chơi cho qua tháng năm Khi trót cho nhau một đời Còn chi thú phiêu du ngang trời

Sẽ ra đi thật xa một mình Vì chuyện tình đã không còn vui Còn gì tiếc nuối chỉ thêm buồn thôi Xin trao người một nụ cười thắm trên ... bờ môi Còn vui mãi khi xa người ...


Mọi ý kiến hay thắc mắc,
xin vui lòng e-mail về hienphamcong@yahoo.com

Thành thật cám ơn quí đồng hương
Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Liên khúc Phượng Hoàng - (Nhã Phương-Bảo Yến)

Trở lại Trang Trước



Mọi ý kiến hay thắc mắc,
xin vui lòng e-mail về hienphamcong@yahoo.com

Thành thật cám ơn quí đồng hương
Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Samba pa ti




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

Oye Como Va




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển



Thursday, February 9, 2012

Oldies Songs I like most



Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

Beautiful Sunday


Sunday morning up with the lark
I think I'll take a walk in the park
hey, hey, hey, it's a beautiful day.
I got someone waiting for me
when I see her I know that you'll say
hey, hey, hey, it's a beautiful day.

CHORUS:
Hi, Hi, Hi, beautiful sunday
this is my, my, my beautiful day
when you say, say, say ...
say that you love me.
[phút 0:58-1:37 | 2:02-2:10 và 2:33-2:41]
oh, oh, oh, oh my, my, my,
it's a beautiful day.

Birds are singing you're by my side
let's take the car and go for a ride

hey, hey, hey
it's a beautiful day.
We'll try only follow the sun
make on sunday who want to know
hey, hey, hey it's a beautiful day.


Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

A Simple Man




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Reason To Believe




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

Love Me for What I am




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

Will You Still Love Me Tomorrow





Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Don't Expect Me To Be Your Friend



I stopped sending flowers to your apartment
You said, "You aren't at home much anymore"
I stopped dropping by without an appointment
'Cause I'd hear laughter coming through your door

Sometimes late at night you'll still call me
Just before you close your eyes to sleep
You make me vow to try and stop by sometime
But baby that's a promise I can't keep

I love you too much to ever start liking you
So lets leave the story at an end
I love you too much to ever start liking you
So don't expect me to be your friend

I don't walk down through the village or other places
That we used to go to all the time
I'm trying to erase you from my memory
'Cause thinking of you jumbles up my mind


I love you too much to ever start liking you
So lets leave the story at an end
I love you too much to ever start liking you
So don't expect me to be your friend



You always act so happy when I see you
You smile that way, you take my hand and then
Introduce me to your latest lover
That's when I feel the walls start crashing in



I love you too much to ever start liking you
Lets leave the story at an end
I love you too much to ever start liking you
So don't expect me to be your friend


Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Me And You And A Dog Named Boo




Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


I'd love you to want me

<
When I saw you standing there
I bout fell out my chair
And when you moved your mouth to speak
I felt the blood go to my feet.

Now it took time for me to know
what you tried so not to show
now something in my soul just cries
I see the want in your blue eyes.

Baby, I'd love you to want me
The way that I want you
The way that it should be
Baby, you'd love me to want you
The way that I want to
If you'd only let it be.

You told yourself years ago
you’d never let your feeling show
the obligation that you made
for the title that they gave.

Trở lại Trang Trước


Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


How Can I Tell Her - Lobo

She knows when I'm lonesome, she cries when I'm sad
She's up in the good times, she's down in the bad
Whenever I'm discouraged, she knows just what to do
But girl she doesn't know about you.

I can tell her my troubles, she makes them all seem right
I can make up excuses not to hold her at night
We can talk of tomorrow, I'll tell her things that I want to do
But girl how can I tell her about you.

How can I tell her about you
Girl please tell me what to do
Everything seems right whenever I'm with you
So girl won't you tell me how to tell her about you.

How can I tell her I don't miss her whenever I'm away
How can I say it's you I think of every single night and day
But when is it easy telling someone we're through
But girl help me tell her about you.

Khi anh sống trong âu sầu, nàng khóc thương cho anh Nàng vui khi thấy anh cười, sầu héo khi anh buồn vương. Và khi anh sống trong ơ thờ, nàng đã xóa hết ưu tư Hỡi em, nào đâu em có biết rằng: Đôi khi thấy anh ưu phiền, nàng đã xóa tan đi Rồi bằng lòng anh vẫn âm thầm, đã sống với em thờ ơ Anh luôn mong nói cho em hiểu, về những ước muốn thầm kín trong tim Thế nhưng, nghĩ thấy khó nói đến nàng Lòng này những mong sao cho em hiểu, rằng trái tim anh luôn mơ mộng. Về người tình dễ thương, bao ngày hồn anh say đắm Với em lòng anh giá băng, và biết qua em đã đắng cay, ah .. ah .. Anh luôn mong nói với em rằng: là những lúc sống xa em Thực lòng nhìn nhận hồn anh vẫn mơ mộng tới bóng dáng ai ngày đêm Anh mong nói cho em hiểu, dẫu bóng dáng ai kia, Thế nhưng, nghĩ thấy khó nói đến nàng Lòng này những mong sao cho em hiểu, rằng trái tim anh luôn mơ mộng. Về người tình dễ thương, bao ngày hồn anh say đắm Với em lòng anh giá băng, và biết qua em đã đắng cay, ah .. ah
Trở lại Trang Trước

Mọi ý kiến hay thắc mắc,
xin vui lòng e-mail về hiencongpham@gmail.com
Thành thật cám ơn quí đồng hương
Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

My Favorites LOBO

  How can I tell Her
  I'd Love You To Want Me
  Me and You and a Dog named Boo
  Don't Expect Me To Be Your Friend
  Will You Still Love Me Tomorrow
  Love Me for What I am by Lobo
  Reason To Believe - lobo
  LOBO - a simple man


Quay Trở Trang Mẹ

Những bài ca làm tôi xì tin mãi mãi

Để Trình duyệt nhanh chóng và tốt hơn - bạn nên cài đặt Chrome Browser tại đây

LK Lối về xóm nhỏ - Tôi yêu



1. Về thôn [C] xưa ta [F] hát khúc hoan [G] ca
Ngọt hương [Am] lúa tình [Dm] quê hương đậm [G] đà
[Am] Dạt dào [Dm] bao niềm thương trong mái [G] lá.

Bờ dâu [C] xanh, cô [F] gái hát êm [G] êm
Tầm mai [Am] chín gởi [Dm] anh dâng mẹ [G] hiền
[Am] Lòng già [Dm] thêm hơi [G] ấm khi chiều [C] lên.

ĐK:
[C] Có những chiều [F] hôm
Trời [Am] nghiêng nắng xế đầu non
[Dm] Nắng xuống làng [G] thôn
Làm [A7] cho đôi má em thêm [Dm] dòn
[G] Lúa đã lên [Dm] bông
Mắt [Am] già tươi sáng thôi chờ [G7] mong
Tiếng [C] hò cô gái bên Cửu [Em] Long
Mơ [G7] màng mai lúa lên đầy [C] bông.

2. Chiều hôm nay quay [F] gót bước phiêu [G] du
Về thôn [Am] xóm để [Dm] vui chung ngày [G] mùa
[Am] Đường về [Dm] thôn quyện chân lên nhánh [G] lúa

Vầng trăng [C] nghiêng soi [F] mái tóc em [G] thơ
Vài cô [Am] gái nhỏ [Dm] to vui chuyện [G] trò
[Am] Đường về [Dm] thôn niềm [G7] vui dâng đây [C] đó.


oOo
Tôi yêu quê [G] tôi yêu lũy tre dài đẹp xinh
Yêu con sông [Bm] xanh dâng cát hoe vàng bên [D] đình
Yêu trăng buông [C] lơi trên má cô nàng dệt tơ
Và [G] yêu cánh đồng vời [Bm] xa ngàn [Em] tay đang dựng mùa [A] hoa. [D]

Tôi yêu đơn [G] sơ qua mái tranh nghèo mẹ quê
Yêu duyên nên [Bm] thơ trong tiếng khoan hò ước [D] thề
Yêu con đê [C] xưa đưa lối qua chợ làng quê
Và [G] yêu mấy nhịp cầu [Bm] tre là [D] đây anh chờ em [G] về

Kìa cùng đùa [C] chơi trẻ [Em] thơ ca hát say [C] đời
[G] Dù nghèo mà [Bm] vui hỏi [D] ai không hé môi [G] cười
Mưa nắng ơn [Bm] trời luống [Em] cày thắm đẹp lúa [G] ngời
Xóm [Em] làng đón mùa chiêm [D] mới
Ấm no ấp ủ làng [G] tôi.

Tôi yêu quê [G] tôi yêu mãi bây giờ càng yêu
Yêu chim bay [Bm] qua mang đến tin mừng thái [D] hòa
Yêu anh yêu [C] em yêu nước yêu trời gần xa
Và [G] yêu mối tình nở [Bm] hoa ngàn [D] năm không hề phai [G] nhòa.


Khi đã yêu





Quay Trở Trang Mẹ

Hát cho mình nghe - OGXT (tự ca, tự nghe, tự khen chê)





Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 1:30h ngày 28 tháng 9 2023
Phạm Công Hiển

Tuổi học trò

Trở lại Trang Trước



Mọi ý kiến hay thắc mắc,
xin vui lòng e-mail về hienphamcong@yahoo.com

Thành thật cám ơn quí đồng hương
Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Xin gọi nhau là cố nhân - Tâm Đoan

Trở lại Trang Trước



Mọi ý kiến hay thắc mắc,
xin vui lòng e-mail về hienphamcong@yahoo.com

Thành thật cám ơn quí đồng hương
Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Nguồn Gốc họ Phạm

Phạm Công Hiển Sưu Tầm


Thời xa xưa ở Trung Quốc thường người ta lấy địa danh mình sinh sống, lấy sắc phong hoặc lấy theo họ của chủ mà mình thờ làm họ. Họ Phạm cũng không ngoài quy luật đó.

Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ bá. Do vậy, con cháu nhận Đỗ làm họ.

Vào cuối đời Tây Chu, Chu Tuyên Vương tin vào những điều huyền hoặc, quan thượng đại phu là Đỗ Bá không làm theo nên bị giết, khi đó có quan hạ đại phu là Tả Nho can rằng: "Những chuyện huyền hoặc ngày nay sao nhà vua lại quá tin như vậy. Nếu nhà vua giết Đỗ Bá thì kẻ hạ thần e rằng người nước ngoài nghe thấy những chuyện huyền hoặc cũng đem lòng khinh bỉ, xin nhà vua nghĩ lại". Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung, mới lập đền thờ, gọi là "miếu Đỗ Chủ" cũng gọi là "Hữu tướng quân miếu".

Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, rồi được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đó là thời đầu nhà Đông Chu, Chu U Vương, 781 TCN-771 TCN.

Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội. Đó là ông tổ của họ Phạm. Sĩ Hội "là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn". Ông có công trong việc trị quốc và dẹp yên những nước Xích Địch. Chu Định Vương (607-571 TCN) cho ông phẩm phục chức thượng khanh và kiêm chức thái phó, lại được phong ở đất Phạm. Từ đó con cháu của Sĩ Hội đều đổi thành họ Phạm. Sĩ Hội là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang, cháu là Phạm Phường.

Một thời gian sau đó quyền lực nước Tấn bị chia sẻ vào tay tám họ, rồi bốn họ, rồi nước Tấn bị chia làm ba nước Hàn, Triệu, Ngụy. Sử gọi ba nước đó là Tam Tấn. Thời kì đó là đời vua Chu Kính Vương thứ 28 tức năm 492 TCN. Họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Hàn và họ Ngụy đánh họ Phạm và họ Trung Hàng. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải cố thủ ở Triều Ca (kinh đô nhà Thương cũ). Cuối cùng thành Triều Ca vỡ, con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề rồi kể từ đó đi lưu lạc khắp nơi.


Họ Phạm Việt Nam


Phạm là một họ phổ biến của người Việt Nam. Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hóa). Từ Thanh Hóa lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,... mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV).

Đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế, người họ Phạm Việt Nam định cư ở nhiều nước trên thế giới. Họ này chiếm khoảng 5% dân số Việt Nam. Tại Hoa Kỳ họ này đứng thứ 498 về mức độ phổ biến (khoảng 0,022% dân số). Ở Pháp họ này đứng thứ 951 (khoảng 5.509 người)

Việt Nam có 5 dân tộc có người mang họ Phạm:
  • 1/165 họ của người Kinh
  • 1/11 họ của người Mường
  • 1/11 họ của người Tày
  • 1/172 họ của người Hoa
  • 1/49 họ của người Việt gốc Khmer
  • Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm.
Họ Phạm ở Việt Nam là một trong những dòng họ tương đối lớn (ước tính trên 5 triệu người) nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là "Lương đống của xã tắc".

Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là Danh tướng Phạm Tu - khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công: đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp (543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544)

Theo các bản thần phả, thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như:
1. Nam Hải Đại Vương Phạm Hải, và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục
2. Tướng quân Phạm Gia - tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức
3. Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng)

Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung quốc di cư sang và được Việt hóa. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,...

Các dòng họ Phạm - Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thuỷ tổ họ Phạm (Việt Nam). Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Mỗi khi dâng hương ở Đình Ngoại, con cháu dòng họ Phạm đều kính cẩn nghiêng trước bàn thờ hai cụ thân sinh.

Phạm Tu, vị danh tướng khai quốc nguyên huân của nhà tiền Lý (Vạn Xuân) vị soái tướng đứng đầu ban Võ trong triều đình của Lý Nam Đế, nhân vật họ Phạm đầu tiên mà chính sử nói đến (năm 476 - 545 sau CN) được coi là Thuỷ tổ dòng họ Phạm. Địa danh phát tích họ Phạm là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nơi mà lão tướng Phạm Tu được thờ làm Thành Hoàng làng với sắc phong là Đô Hồ Đại Vương. Thế kỷ X, họ Phạm có Danh tướng Phạm Bạch Hổ ( Tên tự là Phạm Phòng Ât) và Đông giáp tướng quân Phạm Chiêm - Hậu duệ đời thứ 15 của Phạm Tu, có công lớn trong việc giúp Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, Thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, ngoài danh tướng Phạm Bạch Hổ còn có hậu duệ đời thứ 17 họ Phạm là 2 danh tướng, hai anh em ruột mà số phận họ dường như đối nghịch nhau. Đó là Phạm Hạp, tả tướng tham mưu cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền phò Đinh, chống Lê Hoàn, thất bại bị giết, và người em ruột là Phạm Cự Lương, Đại tướng Thái uý phò Lê Hoàn, đã có công lớn trong việc đánh đuổi quân nhà Tống Thế kỳ XI, có một điều ít ai biết đến: Mẹ đẻ vua Lý Thái Tổ là một người trong Phạm Tộc: Bà Phạm Thị Ngà, quê quán ở làng Dương Lôi (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Thời Lý, họ Phạm thiên phát về văn ban, tiêu biểu là vị trạng nguyên đầu tiên của họ Phạm: Phạm Công Bình, người làng Yên Lạc - Trấn Sơn Tây. Ông đỗ Trạng Nguyên khoa Mậu Thìn (1208), đời Lý Cao Tông. Một vị họ Phạm đỗ đại khoa khác là PhạmTử Hư, đỗ Thái Học Sinh, ông quê làng Nghĩa Lư (huyện Cẩm Giảng - Hải Dương).

Vào cuối triều Lý, xã hội rối ren, trăm họ loạn lạc, có 3 gương mặt họ Phạm đã đóng góp công sức vào việc thành lập triều đại mới của nhà Trần, văn hồi đại cực, đó là Phạm Kính Ân, sau được phong Thái Phó, rồi Thái Uý (năm 1236). Phạm ứng Thần sau được phong làm Thượng thư tri quốc tử viện đề điện. Phạm ứng Mộng làm tới Hành Khiển (ngang hàng với tể tướng) năm 1254. Năm 1258, đại đế quốc Nguyên - Mông xua quân tràn vào Đại Việt, vua Trần Thái Tông thân đem tướng sĩ chặn giặc ở bến Lanh Mi, sông Phú Lương. Trước thế giặc mạnh, võ tướng Phạm Cự Chính đã tử chiến giúp Lê Phụ Trần hộ giá vua rút lui an toàn. Nhân vật họ Phạm sáng chói nhất dưới triều Trần là Phạm Ngũ Lão Theo tộc phả, ông là dòng dõi trực hệ đời thứ 7 của tả tướng quân Phạm Hạp (thời Đinh - Lê). Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, thuộc chi họ Phạm định cư ở làng Phù ủng, huyện Đường Hào, lộ Khoái Châu (nay là Hưng Yên).

“Hổ phụ sinh hổ tử” con trai Phạm Ngũ Lão là Phạm Nhữ Dực (1319 - 1409) nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành ở phía nam, được phong Binh Chiêm thượng tướng quân, tước Dực Nghĩa hầu. Phạm Nhữ Dực chính là thuỷ tổ dòng họ Phạm ở Thanh Hóa, cũng là cao thuỷ tổ họ Phạm xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Một chi họ Phạm khác, định cư ở làng Kính Chủ, phủ Kinh Môn (thuộc Hải Dương) cũng sinh ra danh thần Phạm Sư Mạnh, hậu duệ đời thứ 25 của thuỷ tổ Phạm Tu, ông là học trò giỏi của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông (năm 1325), đại thần 3 đời Trần Minh Tông, Hiển Tông và Dụ Tông, làm tới Nhập nội hành khiển, khu mật viện sự. Cuối đời Trần, họ Phạm bị một tai họa: Xa kỵ vệ Thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh, cháu 4 đời Phạm Sư mạnh, cùng người cháu là Phạm Tổ Thu, võ sĩ-thích khách Phạm Ngưu Tất, tham gia với Trần Khát Chân, Trần Hãng... trong vụ mưu giết Hồ Quí Ly. Việc không thành, ông và nhiều người họ hàng con cháu Phạm tộc bị giết.

Dưới thời Lê, ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, họ Phạm đã có 2 người tham gia là Phạm Văn Xảo, Phạm Vấn. Phạm Văn Xảo được xếp vào hàng khai quốc công thần thứ 3 trong triều Lê, phong thái bảo rồi thái phó, được mang họ vua (Lê Văn Xảo); sau ông bị gian thần vu cáo phải tự sát. Phạm Vấn được phong Đại tướng quân, Bình chương quân quốc trọng sự. Khi Lê Thái Tổ mất, ông và tể tướng Lê Sát làm phụ chính cho Lê Thánh Tông phong Thái Phó. Nhân vật họ Phạm nổi bật dưới thời Lê Thánh Tông là Phạm Nhữ Tăng, ông là hậu duệ đời thứ 28 của thuỷ tổ Phạm Tu và là cháu 5 đời Phạm Ngũ Lão. Người đánh bại quân Chiêm, hạ thành Đồ Bàn bắt sống vua Chiêm là Trần Toàn. Ông chính là thuỷ tổ Phạm tộc ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Có thể nói dưới triều Lê, họ Phạm rất hưng phát, sản sinh nhiều nhân tài cả văn lẫn võ. Trong số 1758 vị đỗ đại khoa thời Lê, họ Phạm cũng có tới 122 vị. Ngay trong hội thơ “Tao Đàn” của vua Lê Thánh Tông cũng có 4 “tinh tú” họ Phạm trong “Nhị thập bát tú” nổi tiếng văn tài đương thời.

Dưới vương triều Mạc, họ Phạm tiếp tục phát về đường khoa cử, có tới 2 vị Trạng nguyên là Phạm Đăng Quyết, Phạm Chất, hai bảng nhãn là Phạm Công Sâm, Phạm Du và một vị Thám hoa Phạm Quang Tiến. Dưới triều Lê Trung Hưng (1533 - 1789) dòng Phạm tộc cũng sinh nhiều danh nhân, tiêu biểu là Phạm Công Trứ (1601 -1675), làm tới Thượng thư, Đông các đại học sĩ, Tể tướng tước Yên Quận Công. Ông là nhà sử học nổi tiếng, đồng tác giả bộ “Đại Việt sử ký tục biên” đồ sộ.

Vua Gia Long lập vương triều Nguyễn năm 1802, một nhân vật họ Phạm là Phạm Đăng Hưng (1765 - 1825) thuộc chi họ Phạm ở Thuận Hóa, sau định cư ở Gia Định, do lập nhiều công lao, được phong Thượng thư bộ lễ kiêm Tổng tài quốc sử quán. Một điểm đáng chú ý là con gái ông, bà Phạm Thị Hằng, sau là thứ phi của vua Thiệu Trị, mẹ đẻ vua Tự Đức. Bà nổi tiếng với danh phong Từ Dũ Hoàng Thái Hậu. Dưới triều Nguyễn, họ Phạm cũng đóng góp nhiều vị đại thần, tiêu biểu như: Tham tri Binh bộ Phạm Thế Hiển (1803 - 1861) cuối đời cùng Nguyễn Tri Phương chống giữ đại đồn Chí Hòa, ông tử thủ năm 1861. Hoàng giáp tam đăng Phạm Văn Nghị (1805 - 1881) khi làm Đốc học Nam Định đã tổ chức cả một đội quân Nam tiến vào Đà Nẵng đánh Pháp; là Cơ mật viên đại thần, Hiệp biện đại học sĩ Phạm Thận Duật (1825 - 1882), người cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Rồi các vị Thượng thư Đại thần như Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Phạm Hữu Nghi (1797 -1862).

Trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN ở thế kỷ XX. Họ Phạm có thể tự hào là đã hiến dâng cho tổ quốc nhiều người con xuất chúng: Đó là Liệt sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái sống mãi với tiếng bom Sa Điện ngày 18/6/1924. Đó là nhà chính trị, nhà cách mạng lão thành, 2 vị Thủ tướng của nhà nước Việt Nam mới: Phạm Văn Đồng quê Quảng Ngãi; Phạm Hùng (1912 - 1988) quê Vĩnh Long, là nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tên thật là Phạm Văn Cương (1921 - 1988) quê Nam Định. ở các lĩnh vực văn hóa - khoa học, họ Phạm cũng có những gương mặt nổi bật như: Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông (1916 - 1988) quê Hưng Yên; Nhà bác học - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ (1913 - 1997) quê Vĩnh Long; Giáo sư bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - anh hùng lao động (1909 - 1968), một trong những người tiên phong sự nghiệp y tế cách mạng quê gốc Quảng Nam...v.v.

Có thể thấy xuyên suốt lịch sử dòng dõi Phạm tộc từ thuỷ tổ Phạm Tu đến các chi nhánh con cháu Phạm Tộc ngày nay, tuyệt đại đa số những người họ Phạm nổi tiếng đều là những bậc trung thần, lương đống của đất nước, đem tài năng xương máu phục vụ dân tộc. Về mặt văn hóa, khoa bảng họ Phạm cũng có thể tự hào là một trong 4 tộc họ đứng đầu trăm họ nước NamI Trong suốt lịch sử khoa cử nước nhà, có 2896 vị đỗ đại khoa, thì họ Phạm đóng góp tới 218 vị trong tổng số 144 vị đỗ Tam Khôi, họ Phạm cũng chiếm 13 vị (có 4 vị trạng nguyên), đứng hàng thứ tư sau họ Nguyễn, họ Trần, họ Vũ.



Những người Việt Nam họ Phạm nổi tiếng

Trong Lịch sử

Phạm Tu: võ tướng nhà Tiền Lý giúp Lý Nam Đế dựng nước Vạn Xuân
Phạm Công Trứ: tể tướng thời Hậu Lê..(Ông Cố Tổ Cao Tằng Của Phạm Công Hiển)
Phạm Chiêm: võ tướng nhà Tiền Ngô Vương giúp Ngô Quyền dựng nước và là Hào trưởng vùng Trà Hương.
Phạm Cự Lạng: danh tướng thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê
Phạm Bạch Hổ: một sứ quân trong số 12 sứ quân nhà Ngô
Phạm Thị Trân: bà tổ nghề hát chèo Việt Nam.
Phạm Ngũ Lão: danh tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo.
Phạm Đình Hổ: nhà văn, nhà thơ thời Hậu Lê
Phạm Nguyễn Du: nhà thơ thời Hậu Lê.
Phạm Vấn: công thần khai quốc nhà Hậu Lê.
Phạm Văn Xảo: công thần khai quốc nhà Hậu Lê.
Phạm Tử Nghi: danh tướng nhà Mạc.
Phạm Viết Chánh: danh sĩ và là Án sát tỉnh An Giang triều vua Tự Đức, nhà Nguyễn.
Phạm Phú Thứ: đại thần nhà Nguyễn.
Phạm Hữu Nhật: thủy quân chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa triều Nguyễn
Phạm Hữu Tâm: danh tướng của nhà Nguyễn, Việt Nam.
Phạm Thế Hiển: danh thần đời Minh Mạng

Chính trị - Quân sự

Phạm Hồng Thái: nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Phạm Quỳnh: Thượng thư của Vua Bảo Đại.
Trần Tử Bình: tên thật là Phạm Văn Phu. Là một trong những vị tướng đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Phạm Ngọc Thạch: Bác sĩ, Cố Bộ trưởng Bộ Y tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phạm Huy Thông: nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Văn Hai: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Phạm Văn Phú: Trung tướng QLVNCH
Phạm Xuân Chiểu: Trung tướng QLVNCH, Dại sứ VN Cộng hòa tại Hàn Quốc (trước 1975).

(Hiện tại còn rất nhiều quan chức nổi danh ở VN mang tên họ Phạm sau 30 tháng Tư 1975...)


Những lãnh vực khác

Phạm Khuê: con trai Phạm Quỳnh, Cố Giáo sư, Bác sỹ, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, Bộ Y tế.
Phạm Tuyên: con trai Phạm Quỳnh, Nhạc sỹ Việt Nam.
Phạm Duy Tốn: nhà văn hiện thực.
Phạm Duy: con trai nhà văn Phạm Duy Tốn, nhạc sĩ tân nhạc nổi tiếng
Phạm Đình Chương: nhạc sĩ nổi tiếng.
Phạm Thế Mỹ: nhạc sĩ, nhà cách mạng nổi tiếng.
Phạm Hổ: nhà văn, anh trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.
Phạm Cung: họa sĩ
Phạm Văn Mách: Lực sĩ
Phạm Huỳnh Tam Lang: Cầu thủ nổi tiếng thời Việt Nam Cộng Hòa
Thanh Tuyền: Ca sĩ: Thanh Tuyền (Hải ngoại) - (Phạm Như Mai)
Phạm Minh Tài: Nhà văn Sơn Nam, còn gọi là "ông già Nam Bộ". Là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu Việt Nam.
Phạm Văn Khoa: đạo diễn lão thành của điện ảnh cách mạng Việt Nam
Phạm Cô Gia: lão nữ võ sư chưởng môn Phạm Gia võ phái.
Phạm Khắc: Nghệ sỹ nhân dân, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình HTV, Đạo diễn phim truyền hình ( VD: Mêkông ký sự)
Phạm Nhật Vượng doanh nhân nổi tiếng.
Phạm Đình Dũng: Chủ tịch HĐQT Kiêm Tổng Giám Đốc UNICO Group, là danh nhân, Hội doanh nghiệp trẻ TP. HCM. Em ruột của Phạm Đình Thiện



Những người Trung Quốc họ Phạm nổi tiếng

Phạm Lãi, mưu thần của Việt Vương Câu Tiễn, giúp Câu Tiễn khôi phục nước Việt, diệt nước Ngô của Phù Sai
Phạm Thư, mưu sĩ thời Chiến Quốc của nước Tần, giúp Tần thêm hùng mạnh, đặt nền móng để sau này Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa
Phạm Tăng, mưu sĩ của Hạng Vũ thời Hán Sở tranh hùng
Phạm Trọng Yêm, nhà cải cách thời nhà Tống
Phạm Chí Nghị, cầu thủ bóng đá Trung Quốc
Phạm Băng Băng, nữ diễn viên Trung Quốc


Xin Chấm dứt ở đây
và có một tên không nổi tiếng
nhưng các bạn cứ nhớ Phạm Công Hiển là ai là được rồi !

Phạm Công Hiển


Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


Monday, February 6, 2012

Tam Tự Kinh


三 字 經

Trong Nho Giáo, Tam Tự Kinh là Sách Ba Chữ dùng để dạy cho trẻ lúc bắt đầu đi học.

Nhân chi sơ, Tính bổn thiện. Tính tương cận ; Tập tương viễn. Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên. Giáo chi đạo, Quí dĩ chuyên : Tích Mạnh mẫu, Trạch lân xử, Tử bất học, Đoạn cơ trữ. Đậu Yên-sơn Hữu nghĩa phương, Giáo ngũ tử, Danh cu dương. Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá ; Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa. Tử bất học, Phi sở nghi. Ấu bất học, Lão hà vi ? Ngọc bất trác, Bất thành khí, Nhơn bất học, Bất tri lý. Vi nhơn tử, Đương thiếu thì, Thân sư hữu Tập lễ nghi. Hương cửu linh, Năng ôn tịch ; Hiếu ư thân, Sở đương thức. Dong tứ tuế Năng nhượng lê ; Đễ ư trưởng, Nghi tiên tri. Thủ hiếu, đễ ; Thứ kiến, văn. Tri mỗ số, Thức mỗ danh : Nhứt nhi thập, Thập nhi bá, Bá nhi thiên, Thiên nhi vạn. Tam tài giả : Thiên, Địa, Nhơn. Tam quang giả : Nhựt, nguyệt, tinh. Tam cương giả : Quân thần nghĩa, Phụ tử thân, Phu phụ thuận. Viết : xuân, hạ, Viết : thu, đông, Thử tứ thì, Vận bất cùng. Viết : Nam, Bắc, Viết : Tây, Đông, Thử tứ phương, Ứng hồ trung. Viết : thủy, hỏa, Mộc, kim, thổ, Thử ngũ hành, Bổn hồ số. Viết : Nhân, nghĩa, Lễ, trí, tín. Thử ngũ thường, Bất dong vặn. Đạo, lương, thúc, Mạch, thử, tắc, Thử lục cốc, Nhơn sở thực. Mã, ngưu, dương, Kê, khuyển, thỉ, Thử lục súc, Nhơn sở tự. Viết : hỷ, nộ, Viết : ai, cụ. Ái, ố, dục, Thất tình cụ. Bào, thổ, cách, Mộc, thạch, câm, Dữ ty, trúc, Nãi bát âm. Cao, tằng, tổ, Phụ nhi thân, Thân nhi tử, Tử nhi tôn. Tự tử, tôn, Chí tằng, huyền, Nãi cửu tộc, Nhơn chi luân. Phụ tử ân, Phu phụ tùng, Huynh tắc hữu, Đệ tắc cung, Trưởng, ấu tự, Hữu dữ bằng, Quân tắc kính, Thần tắc trung, Thử thập nghĩa, Nhơn sở đồng. Phàm huấn mông, Tu giảng cứu Tường huấn hỗ, Minh cú, đậu. Vi học giả, Tất hữu sơ : Tự Tiêu-học Chí Tứ thơ : Luận-ngữ giả, Nhị thập thiên, Quần đệ-tử Ký thiện ngôn ; Mạnh-tử giả, Thất thiên chỉ, Giảng đạo, đức, Thuyết nhân, nghĩa ; Tác Trung-dung, Nãi Khổng Cấp : Trung bất thiên, Dung bất dịch ; Tác Đại-học, Nãi Tăng-tử, Tự tu, tề Chí bình, trị. Hiếu-Kinh thông, Tứ thơ thục, Như Lục Kinh, Thủy khả độc. Thi, Thơ, Dịch, Lễ, Xuân-thu, Hiệu Lục Kinh, Đương giảng cầu. Hữu Liên-sơn, Hữu Qui-tàng, Hữu Châu-dịch, Tam Dịch tường. Hữu Điển, Mô Hữu Huấn Cáo Hữu Thệ, Mệnh, Thơ chi áo. Ngã Cơ-công Tác Châu-lễ, Trứ lục điển, Tồn trị thể. Đại tiểu Đái Chú Lễ-ký, Thuật Thánh ngôn, Lễ, nhạc bị. Viết Quốc-phong, Viết Nhã Tụng, Hiệu Tứ thi, Đương vịnh phúng. Thi ký vong, Xuân-thu tác, Ngụ bao, biếm, Biệt thiện, ác. Tam truyện giả : Hữu Công-dương, Hữu Tả-thị, Hữu Cốc-lương. Kinh ký minh, Phương độc tử, Toát kỳ yếu, Ký kỳ sự. Ngũ tử giả : Hữu Tuân, Dương, Văn-Trung-tử. Cập, Lão, Trang. Kinh, tử thông, Độc chư sử. Khảo thế hệ, Tri chung, thủy : Tự Hy, Nông, Chí Hoàng-đế, Hiệu Tam Hoàng, Cư thượng-thế. Đường, Hữu-Ngu, Hiệu Nhị Đế, Tương ấp tốn, Xưng thịnh-thế. Hạ hữu Vũ, Thương hữu Thang, Châu Văn, Võ, Xưng Tam Vương. Hạ truyền tử, Gia thiên-hạ, Tứ bá tải, Thiên Hạ xã. Thương phạt Hạ, Quốc hiệu Thương, Lục bá tải, Chí Trụ vong. Châu Võ-vương Thủy tru Trụ, Bát bá tải, Tối trường cửu. Châu triệt Đông, Vương cương trụy. Sính can qua, Thượng du thuyết. Thủy Xuân-thu, Chung Chiến-quốc, Ngũ bá cường, Thất hùng xuất. Doanh-Tần thị Thủy kiêm tính, Truyền nhị thế. Sở, Hán tranh ; Cao-tổ hưng, Hán nghiệp kiến. Chí Hiếu-Bình, Vương-Mãng soán. Quang-Võ hưng, Vi Đông-Hán, Tứ bá niên, Chung ư Hiến. Thục, Ngụy, Ngô Tranh Hán đỉnh, Hiệu : Tam-quốc. Ngật lưỡng Tấn. Tống, Tề kế, Lương, Trần thừa, Vi Nam triều, Đô Kim-lăng. Bắc Nguyên-Ngụy, Phân Đông, Tây, Vũ-văn Châu, Dữ Cao Tề. Đãi chí Tùy, Nhứt thổ vũ, Bất tái truyền, Thất thống tự. Đường Cao-tổ, Khởi nghĩa sư, Trừ Tùy loạn, Sáng quốc cơ, Nhị thập truyền, Tam bá tải. Lương diệt chi, Quốc nãi cải. Lương, Đường, Tấn Cập Hán, Châu Xưng Ngũ-đại, Giai hữu do. Viêm-Tống hưng, Thọ Châu thiện, Thập bát truyền, Nam, Bắc hỗn. Liêu dữ Kim Giai xưng đế. Nguyên diệt Kim, Tuyệt Tống thế. Lỵ Trung-quốc, Kiêm Nhung, Địch, Cửu thập niên, Quốc tộ phế. Thái-tổ hưng, Quốc Đại-Minh, Hiệu Hồng-võ, Đô Kim-lăng. Đãi Thành-tổ, Thiên Yên kinh. Thập thất thế, Chí Sùng-trinh, Quyền yêm tứ, Khấu như lâm. Chí Lý-Sấm, Thần khí phần. Ưng cảnh mệnh, Thanh Thái-tổ Tĩnh tứ phương, Khắc đại định. Chấp nhứt sử, Tuyền tại ty, Tái trị, loạn ; Tri hưng, suy. Độc sử giả Khảo thật lục, Thông cổ kim, Nhược thân mục. Khẩu nhi tụng Tâm nhi suy, Triêu ư ty, Tịch ư ty. Tích Trọng-Ni Sư Hạng-Thác, Cổ Thánh-hiền, Thượng cần học. Triệu Trung-lịnh Độc Lỗ-Luận, Bỉ ký sĩ Học thả cần. Phi bồ biên, Tước trúc giản, Bỉ vô thơ, Thả tri miễn. Đầu huyền lương, Chùy thích cổ, Bỉ bất giáo, Tự cần khổ. Như nang huỳnh, Như ánh tuyết, Gia tuy bần, Học bất chuyết. Như phụ tân, Như quải dác, Thân tuy lao, Do khổ học. Tô Lão-Tuyền, Nhị thập thất, Thủy phát phẫn, Độc thơ tịch. Bỉ ký lão Do hối trì. Nhĩ tiểu sanh, Nghi tảo ty. Nhược Lương-Hạo, Bát thập nhị, Đối Đại-đình, Khôi đa sĩ. Bỉ vãn thành, Chúng xưng dị. Nhĩ tiểu sanh, Nghi lập chí. Oanh bát tuế, Năng vịnh thi. Bí thất tuế, Năng phú kỳ. Bỉ dĩnh ngộ, Nhơn xưng kỳ. Nhĩ ấu học, Đương hiệu chi. Thái Văn-Cơ Năng biện cầm ; Tạ Đạo-Uẩn Năng vịnh ngâm. Bỉ nữ tử, Thả thông minh. Nhĩ nam tử, Đương thiếu thành. Đường Lưu-Án, Phương thất tuế, Cử Thần-đồng, Tác Chánh-tự. Bỉ tuy ấu, Thân dĩ sĩ Nhĩ ấu học, Miễn nhi trí. Hữu vi giả Diệc nhược thị. Khuyển thủ dạ, Kê tư thần, Cẩu bất học, Hạt vi nhơn ? Tàm thổ ty, Phong nhưỡng mật, Nhơn bất học, Bất như vật. Ấu nhi học, Tráng nhi hành : Thượng trí quân, Hạ trạch dân, Dương thinh-danh, Hiển phụ mẫu. Quang ư tiền, Thùy ư hậu. Nhơn di tử Kim mãn doanh ; Ngã giáo tử, Duy nhứt kinh. Cần hữu công, Hý vô ích. Giái chi tai, Nghi miễn lực.

人 之 初 性 本 善 性 相 近 習 相 遠 苟 不 教 性 乃 遷

Người thuở đầu, Tánh vốn lành. Tánh nhau gần ; Thói nhau xa. Nếu chẳng dạy, Tánh bèn dời. Dạy cái đạo, Quí lấy chuyên : Mẹ thầy Mạnh, Lựa láng giềng, Con chẳng học, Chặt khung thoi. Đậu Yên-sơn Có nghĩa phép, Dạy năm con, Tiếng đều nổi. Nuôi chẳng dạy, Lỗi của cha ; Dạy chẳng nghiêm, Quấy của thầy. Con chẳng học, Phi lẽ nên. Trẻ chẳng học, Già làm gì ? Ngọc chẳng đẽo, Chẳng nên đồ, Người chẳng học, Chẳng biết lẽ. Làm người con, Đương trẻ lúc, Cận thầy bạn, Tập lễ nghi. Hương chín tuổi, Được ấm chiếu ; Hiếu với thân, Lẽ nên biết. Dong bốn tuổi Được nhường lê ; Thảo (với) người lớn, Nên hay trước. Đầu hiếu thảo, Thứ thấy nghe. Hay mỗ số, Biết mỗ tên : Một đến mười, Mười đến trăm, Trăm đến ngàn, Ngàn đến muôn. Ba bậc tài (là) : Trời, Đất, Người. Ba chất sáng (là) : Trời, trăng, sao. Ba giềng là : Nghĩa vua tôi, Cha con thân, chồng vợ thuận. Rằng : xuân, hạ, Rằng : thu, đông, Đó (là) bốn mùa, Xây (vần) chẳng cùng. Rằng : Nam, Bắc, Rằng : Tây, Đông, Đó (là) bốn phương, Ứng về giữa. Rằng : nước, lửa, Cây, kim, đất, Đó (là) năm chất (hành), Gốc ở số. Rằng : nhân, nghĩa, Lễ, khôn, tin. Đó (là) năm đạo, Chẳng cho loạn. (Lúa) đạo, lương, thúc, (Lúa) mạch, thử, tắc, Đó (là) sáu (giống) lúa, món ăn (của) người. Ngựa, bò, dê, Gà, chó, heo, Đó (là) sáu (giống) súc, vật nuôi (của) người. Rằng : mừng, giận, Rằng : thương, sợ. Yêu, ghét, muốn, Bảy tình đủ. Bầu, đất (nắn), (trồng) da, Gỗ, đá, kim, Với tơ, trúc, Là tám âm (nhạc). Sơ, cố, nội, Cha đến mình, Mình đến con, Con đến cháu. Từ con, cháu, Tới chắt, chít, Là chín họ, Thứ bậc (của) người. Ơn cha con, Chồng vợ theo, Anh thì thảo, Em thì cung, Thứ (tự) lớn, nhỏ, Bạn với bầy, Vua thì kính, Tôi thì trung, Đó (là) mười nghĩa, Người cùng chỗ. Dạy trẻ thơ, Nên giảng xét Tỏ (lời) huấn, hỗ, Rõ câu, đậu. Làm kẻ học, Có ban đầu : Từ (sách) Tiểu-học Đến bốn bộ (sách) : Bộ Luận-ngữ, Hai mươi thiên, Bầy đệ tử Chép lời phải ; Bộ Mạnh-tử, Chỉ bảy thiên, Giảng đạo, đức, Nói nhân, nghĩa ; Làm (sách) Trung-dung, Là Khổng Cấp : Trung chẳng lệch, Dung chẳng đổi ; Làm (sách) Đại-học, Là Tăng-tử, Từ tu, tề, Đến bình, trị. Thông (sách) Hiếu-Kinh, Thuộc bốn bộ (sách), Như Sáu (bộ) Kinh, Mới nên đọc. (Kinh) Thi, Thơ, Dịch, Lễ, Xuân-thu, Kêu (là) Sáu (bộ) Kinh, Nên tìm giảng. Có (sách) Liên-sơn, Có (sách) Qui-tàng, Có (sách) Châu-dịch, Tường ba (kinh) Dịch. Có (thiên) Điển, Mô, Có (thiên) Huấn, Cáo Có (thiên) Thệ, Mệnh, Thơ (của) nghĩa sâu. Ông Cơ-công Làm (kinh) Châu-lễ, Bày sáu điển, Còn trị thể. Lớn nhỏ (họ) Đái Chú Lễ-ký, Thuật lời Thánh, Đủ lễ, nhạc. Rằng Quốc-phong, Rằng Nhã Tụng, Kêu (là) Bốn (thể) thi, Nên vịnh phúng. Kinh Thi (đã) mất, Xuân Thu làm (ra), Ngụ khen, chê, Phân lành, dữ. Ba truyện là : Truyện Công-dương, Truyện Tả-thị, Truyện Cốc-lương. Sách đã rõ, Mới đọc (sách) tử, Rút cái cốt, Ghi cái việc. Năm sách tử (là) : Sách Tuân, Dương, Văn-Trung-tử, Sách Lão, Trang. (Sách) kinh, tử thông, Đọc sách sử. Xét mối đời, biết trước sau : Từ (vua) Hy, Nông, Đến Hoàng-đế, Kêu (là) Ba (đời) Hoàng, Ở trên đời. (Nhà) Đường, Hữu-Ngu, Kêu (là) Hai (đời) Đế, Nhường vái nhau, Xưng (là) đời thạnh. (Nhà) Hạ có (vua) Vũ, Thương có (vua) Thang, (Nhà) Châu (vua) Văn, Võ, Xưng (là) Ba (đời) Vương. (Nhà) Hạ truyền con, Nhà (của) thiên hạ, Bốn trăm năm, Xã nhà Hạ. (Vua) Thang đánh (nhà) Hạ, Hiệu nước (nhà) Thương, Sáu trăm năm, Đến (vua) Trụ mất. (Vua) Võ-vương (nhà) Châu Mới giết (vua) Trụ, Tám trăm năm, Rất dài lâu. Châu triệt Đông, rớt giềng vương. Múa mộc mạc, Chuộng du thuyết. Trước Xuân-thu, Sau Chiến-quốc, Năm nghiệp (bá) mạnh, bảy (nước) hùng ra. Họ Doanh-Tần Mới gồm thâu, Truyền hai đời. (Nước) Sở, Hán giành ; (Vua) Cao-tổ lên, Dựng nghiệp Hán. Đến Hiếu-Bình, Vương-Mãng cướp. (Vua) Quang-Võ lên, Làm Đông-Hán, Bốn trăm năm, Tới vua Hiến. (Nước) Thục, Ngụy, Ngô Giành nhà Hán, Kêu (là) (đời) Tam-quốc. Tới hai (nhà) Tấn. (Nhà) Tống, Tề nối, (Nhà) Lương, Trần tiếp, Là Nam triều, (Đóng) Đô (đất) Kim-lăng. Bắc Nguyên-Ngụy, Chia Đông, Tây, Vũ-văn (nhà) Châu, (họ) Cao nhà Tề. Kịp đến Tùy, Một cõi đất, Chẳng tái truyền, Mất giềng mối. Cao-tổ (nhà) Đường, Khởi nghĩa quân, Trừ Tùy loạn, Dựng nước nền, Hai mươi (đời) truyền, Ba trăm năm. Nhà Lương diệt, Nước bèn đổi. (Nhà) Lương, Đường, Tấn Tới (nhà) Hán, Châu Xưng (là) (đời) Ngũ-đại, Đều có cớ. Viêm-Tống lên, Châu trao ngôi, Mười tám (đời) truyền, Nam Bắc chung. Nước Liêu, Kim Đều xưng đế. Nguyên diệt Kim, tuyệt đời Tống. Trị Trung-quốc, Gồm (rợ) Nhung, Địch, Chín chục năm, Bỏ ngôi nước. Thái-tổ lên, Nước Đại-Minh, Hiệu Hồng-võ, (Đóng) đô Kim-lăng. Tới Thành-tổ, (Dời kinh) đô đất Yên. Mười bảy đời, Đến Sùng-trinh, Quyền quan dông, Giặc như rừng. Giặc Lý-Sấm, Đốt đồ Thần. Ứng cả mạng, Thái-tổ (nhà) Thanh Dẹp bốn phương, Định tất cả. Hai mươi mốt sử, Trọn ở đó, Chép trị, loạn ; Biết hên, xui. Kẻ đọc sử, Xét bổn thật, Thông xưa nay, Như gần mắt. Miệng thì đọc, Lòng thì suy, Sớm ở đó, Chiều ở đó. Xưa (đức) Trọng-Ni, Học (ông) Hạng-Thác, Xưa Thánh-hiền Còn siêng học. Triệu Trung-lịnh Đọc (sách) Lỗ-Luận, Người đã (làm) quan, Học còn siêng. Mở vở bồ, Chẻ thẻ tre, Người không (có) sách, Lại biết gắng. Đầu treo rường, Dùi đâm về, Người chẳng (người) dạy, Tự siêng khó. Như đom đóm, như ánh tuyết, Nhà dẫu nghèo, Học chẳng nghỉ. Như vác củi, Như treo song, Mình dẫu nhọc, Chịu khó học. Tô Lão-Tuyền, Hai mươi bảy, Mới nổi giận, Đọc sách vở. Người đã già, Ăn năn chậm. Mày trò nhỏ, Nên sớm nghĩ. Như Lương-Hạo, Tám mươi hai, Chốn Đại-đình, trò đậu đầu. Người muộn nên, Chúng khen lạ. Mày trò nhỏ, Nên lập chí. Oanh tám tuổi, Vịnh bài thơ. Bí bảy tuổi, Được cuộc cờ. Người thông hiểu, Người khen lạ. Mày trẻ học, Nên bắt chước (họ). Thái Văn-Cơ Được tiếng đàn ; Tạ Đạo-Uẩn Được tiếng ngâm. Con gái kia, Còn sáng suốt. Mày con trai, Trẻ làm nên. Đường Lưu-Án, Mới bảy tuổi, Đậu (khoa) Thần-đồng, Làm Chánh-tự. Người dẫu nhỏ, Đã làm quan Mày trẻ học, Gắng mà tới. Có kẻ làm Cũng như vậy. Chó giữ đêm, Gà coi sáng, Nếu chẳng học, Sao làm người ? Tằm nhả tơ, Ong dưỡng mật, Người chẳng học, Chẳng bằng vật. Trẻ thì học, Lớn thì làm : Trên giúp vua, dưới (làm) ơn dân, Nổi tiếng tăm, (Vẻ) vang cha mẹ. Rạng đời trước, Tới đời sau. Người cho con Vàng đầy rương ; Ta dạy con, Chỉ một sách. Siêng có công, Giỡn không ích. Răn đó thay, Nên gắng sức.



Châm ngôn - Thành Ngữ về Chó

OGXT bóp trán nhớ ra được chừng này thôi...



♠ Đường ta đi ta cứ đi, chó sủa kệ chó sủa
♠ Chó ăn đá gà ăn muối
♠ Lên voi xuống chó
♠ Treo đầu dê bán thịt chó.
♠ Làm người thì khó làm chó thì dễ
♠ Bơ vơ như chó lạc nhà
♠ Chửi chó mắng mèo
♠ Ăn ở như chó với mèo
♠ Anh em cột chèo như mèo với chó
♠ Ăn cùng chó ló xó cùng ma
♠ Đánh chó ngó chủ nhà
♠ Đừng khinh chó chớ cậy giàu
♠ Chó ỷ thế gần nhà gà ỷ thế gần chuồng
♠ Chó dại có mùa, người dại quanh năm
♠ Mèo đến nhà thì khó - Chó đến nhà thì sang
♠ Chó già ăn vụng cá khô - Ông chủ không thấy đổ hô cho mèo
♠ Không có chó bắt mèo ăn cứt
♠ Chó chui gầm giường
♠ Quen voi chớ sờ ngà. Quen chó chớ sờ răng

♠ Con không chê cha mẹ khó - Chó không chê chủ nhà nghèo
♠ Đi tu Phật bắt ăn chay - Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không
♠ Chó đâu chó sủa lỗ không - Không thằng ăn trộm cũng ông ăn mày
♠ Chơi với chó chó liếm mặt
♠ Đen như mõm chó
♠ Chó chê mèo lắm lông
♠ Chó sủa là chó không cắn.
♠ Chó lành da, gà lành xương.
♠ Chó chạy bờ rào, chuột chạy bờ ao.
♠ Chó cắn xe, xe cán chó.
♠ Chó đói mới chịu giữ nhà.
♠ Có đểu mới có, có chó mới giàu.
♠ Khổ như chó!
♠ Cẩu khẩu nan sinh xuất tượng ngà
♠ Có cứt thì có chó >>> có chức thì cứt chó!
(hì hì ... đừng có ham có chức)


Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển

Sunday, February 5, 2012

Danh Ngôn Cổ


Lão Tử và Khổng Tử



Đời vua Châu Kỉnh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lão Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lão Tử về Lễ. (Chuyện gặp gỡ nầy có chép trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên).

Đức Khổng Tử chủ trương theo các nghi lễ của các vua đời trước, nhưng Đức Lão Tử bác bỏ ý kiến đó, nói rằng:

- Những người mà Ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không. Tôi nghe nói: Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo thường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không ích chi cho Ông. Tôi chỉ nói với Ông có thế thôi.

Đến khi Đức Khổng Tử cáo từ, Đức Lão Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói:

- Tôi nghe nói: Người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức, xin có lời nầy tiễn Ông: Kẻ thông minh và sâu sắc là gần cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn; kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách nào để giữ mình, kẻ làm tôi cũng không có cách gì để giữ mình.

Ý của Đức Lão Tử, khi nói ra các lời trên với Đức Khổng Tử, là Ngài chống lại sự thông minh, sự Trung và sự Hiếu, là những nguyên lý mà Đức Khổng Tử đang chủ trương, bởi vì: Có trí khôn thì dễ nguy, nếu cứ theo Trung và Hiếu thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào vua và vào cha mẹ, khó lòng được sống tự do tự tại, ung dung thơ thới.

Đức Khổng Tử ra về, nói với các học trò:

- Con chim, ta biết nó bay; con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng cung tên mà bắn, đến như con rồng cỡi mây cỡi gió lên Trời, ta không sao biết được. Hôm nay, gặp được Lão Tử, Ông ta có lẽ là con rồng chăng?


Lão Tử
  ♠ Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam vạn vật
  ♠ Người biết đủ, không bao giờ nhục(tri túc bất nhục)
  ♠ Lưới trời lồng lộng, cao mà khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất)
  ♠ Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghị tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật...
  ♠ Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.

  ♠ Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh
  ♠ Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên".

  ♠ Biết đủ trong cái đủ của mình thì luôn luôn đủ.
  ♠ Biết người là trí, biết mình là sáng
  ♠ Không có lỗi nào to bằng ham muốn; Không có tai hoạ nào to bằng không biết đủ.
  ♠ Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình.
  ♠ Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
  ♠ Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
  ♠ Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.
Khổng Tử
  • Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị
  • Gỗ mục không thể khắc
  • Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng
  • Muốn biết người phải nghe họ nói
  • Dụng nhân như dụng mộc
  • Càng lên cao, chân trời càng xa, tầm mắt càng rộng
  • Dở nhất trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình.
  • Kẻ sĩ không lo người đời chẳng biết mình mà chỉ sợ mình bất tài thôi.
  • Không oán trời, không trách người là quân tử.
  • Người khôn ngoan hỏi nguyên do lầm lỗi ở bản thân, kẻ dại khờ hỏi nguyên do ở người khác.
  • Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.
  • Thấy người hay nghĩ sao cho bằng, thấy người dở tự xét mình có dở.
  • Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
  • (Khổng Tử coi trọng chữ Hiếu và chữ Trung - Ngược lại với Lão Tử; Hiếu Trung thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào vua và vào cha mẹ, khó lòng được sống tự do tự tại, ung dung thơ thới.)

Chu Hi


Chu Hi bắt đầu như một người theo học Phật giáo nhưng vì không thể chấp nhận ý tưởng về vô ngã - không có bản ngã cố định - nên ông hướng tới truyền thống Nho giáo và rồi trở thành người trình giải chính của Tống Nho.

♠ Cách trị nhà cốt ở hoà thuận, cách mưu sinh cốt ở siêng năng.

♠ Ở đời có 3 điều đáng tiếc:
    • Một là việc hôm nay bỏ qua
    • Hai là đời này chẳng học
    • Ba là thân này lỡ hư.

Tôn Tử - Tôn Vũ

    Mười ba chương sách của cuốn Tôn Tử gồm hơn 7.000 chữ, quán xuyến tư tưởng và phương pháp của duy vật luận đơn thuần và biện chính pháp nguyên thuỷ, nêu lên được mối quan hệ phức tạp của chiến tranh với chính trị, ngoại giao, kinh tế, hoàn cảnh tự nhiên, cùng là tác dụng tương hỗ giữa năng động chủ quan của người dụng binh với quy luật khách quan, điều kiện hiện thực, đề cập một cách toàn diện quy luật phổ biến của chiến tranh và nguyên tắc trọng yếu của chỉ đạo chiến tranh.
  • Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng

Hoài Nam Tử

  • Trong thiên hạ có ba cái nguy
Đức ít mà được ân sủng nhiều.
Tài kém mà ở địa vị cao.
Thân không lập được công to mà hưởng bổng lộc nhiều.

  • Đừng bao giờ đóng sầm cửa lại; có thể bạn muốn quay trở lại vào đấy
Nếu đó là một công việc quan trọng – hãy tự mình làm lấy
Nếu bạn không thể là mặt trời thì hãy đừng là đám mây
Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu ta dành cho người khác dù chỉ một chút thông cảm mà ta vẫn thường dành cho ta
Đừng cố gắng tỏ ra cái không phải là mình
Lúc đầu chúng ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen tạo ra chúng ta
Nếu có ai đó đáng để ta làm quen thì cũng đáng để ta hiểu rõ
Đối với người có nhiều tài đức thì đừng có chê bai nhỏ mọn
Đối với người có danh dự thì chớ chỉ trích những lỗi lầm.

Lả Khôn

  • Để tâm nghiền ngẫm mãi thì lẽ gì mà không nghĩ ra, kiên gan bền chí mãi thì việc gì mà làm chẳng nổi.
  • Việc làm nên trước mọi người, câu nói nên sau mọi người.
  • Kẻ hay hiếu danh, việc làm thường giả dối
  • Làm điều gì thành thật, thì bụng an ổn, mỗi ngày mỗi hay
Làm điều gì gian dối, bụng băn khoăn, mỗi ngày mỗi dở
  • Ở đời cái gì thung dung thì còn, cấp bách quá thì mất
Việc mà thung dung thì có ý vị
Người mà thung dung thì sống lâu
  • Làm việc nghĩa chớ kể thiệt hại
Luận anh hùng chớ kể hơn thua
  • Tâm niệm trầm tĩnh thì lẽ gì nghĩ chẳng tới
Chí khí cao rộng thì việc gì làm chẳng xong
  • Tầm thuật quý nhất là sáng suốt
Tướng mạo quý nhất là chính đại
Ngôn ngữ quý nhất là giản dị, Chân thật
  • Khí kiêng nhất là hung hăng.
Tâm kiêng nhất là hẹp hòi.
Tài kiêng nhất là bộc lộ.
  • Tâm phải rộng để dung nạp người trong thiên hạ
Tâm phải công bằng để làm việc trong thiên hạ
Tâm phải trầm tĩnh để xét lý trong thiên hạ
Tâm phải vững vàng để chống lại những biến cố trong thiên hạ
  • Việc sắp xảy ra mà ngăn được, việc đang xảy ra mà cứu được, Đó là quyền biến,
Chưa có việc mà biết việc sắp đến, mới có việc mà biết được việc sau, có tài năng
Định việc mà biết việc xảy ra thế này, thế nọ, như vậy là biết lo xa.
Người như thế là người có kiến thức rộng rãi

Lễ Ký

  • Thấy lợi chẳng bỏ nghĩa, thấy chết chẳng đổi lòng là người quân tử
  • Sa chân thì chết đuối; sẩy miệng thì chết oan

Luận Ngử

  • Người quyền thế chỉ biết hùng dũng mà không biết nghĩa thì làm loạn. Người thường dân chỉ biết hùng dũng mà không biết nghiã thì trộm cướp.
  • Lúc nhỏ khí huyết chưa sung túc phải giử gìn sắc dục
Lúc lớn khí huyết đang hăng phải giử gìn việc tranh đấu
Lúc già khí huyết suy kém Phải giử gìn việc tham lam

Lử Hồi

  • Tự khiêm người ta càng phục, Tự khoe người ta càng khinh

Tăng Tử

  • Mổi ngày ta xét ba điều
Làm việc cho ai có hết lòng không?
Đối với bạn có vẹn chữ tín không
Đạo thầy truyền có học không

Trung Dung

  • Nói phải nghĩ đến làm, làm phải nghĩ đến nói
  • Học cho rộng,
Hỏi cho kỹ,
Suy nghĩ cho cẩn thận,
Phân biệt cho sáng suốt,
làm việc cho hết lòng.
  • Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước
Lời nói mà suy nghĩ trước thì không vấp váp
Việc làm mà tính trước thì không thất bại
Tính nết có định trước mới tránh được lỗi lầm
  • Về nghệ thuật can gián
Khiến người ta nể lời, Không bằng khiến người ta tin lời.
Khiến người ta tin lời, Không bằng khiến người ta vui vẻ nhận lời.
Đem họa phước mà răn dọa là khiến người ta sợ.
Đem lý lẽ mà răn dụ là khiến người ta tin
Dùng tâm lý mà giác ngộ là khiến người ta vui lòng mà nghe theo.

Vương Dương Minh

  • Chúa tể của Thân là Tâm
Điều của Tâm phát ra là Ý
Bản thân của Ý là Tri
Ý để vào đâu là Vật


  • Có ba thứ ngu dốt :
Không hiểu biết những gì mình đáng biết.
Hiểu biết không rành những gì mình biết.
Hiểu biết những gì mình không cần biết.
  • Ba điều hạnh phúc :
Một Thân xác khỏe mạnh.
Một Tinh thần tự do.
Một Trái tim trong sạch.
  • Làm thầy thuốc lầm thì giết một người.
Làm thầy địa lý lầm thì giết một họ.
Làm thầy chính trị lầm thì giết một nước.
Làm văn hóa lầm thì giết cả một đời.
  • Danh vi lớn , không mang lấy mãi.
Công việc lớn, không nên gánh lấy mãi.
Quyền thế lớn, không nên giử lấy mãi
Uy thế lớn, không nên bám lấy mãi.
  • Người biết Đạo tất không khoe.
Người biết Nghĩa tất không Tham.
Người biết Đức tất không thích tiếng Tăm lừng Lẩy.
  • Điều dưỡng cái KHÍ lúc đang giận.
Đề phòng CÂU NÓI lúc sướng mồm.
Lưu tâm SỰ NHẰM lúc bối rối.
Biết dùng ĐỒNG TIỀN lúc sẳn sàng.

CHIẾN-QUỐC SÁCH

  • Không biết mà nói là ngu, biết mà không nói là hiểm.

CỔ NGỮ

  • Việc tốt nhất ở thế gian không gì bằng cứu người nguy cấp thương kẻ khốn cùng.

CÔNG-NGHI

  • Không lấy bậy của ai là giầu; Không bị nhục với ai là sáng

ĐÀM-TỬ

  • Kẻ xa xỉ thì giầu mà vẫn không đủ, người kiệm ước thì nghèo mà tiêu vẫn có thừa.

DỊCH KINH

  • Người hay ít nói, người nông nỗi nhiều lời.

GIA NGỮ

  • Chớ nói nhiều, nói nhiều lỗi nhiều.
  • Quân tử nói bằng việc làm, tiểu nhân nói bằng ngọn lưỡi.

HÁN THƯ

  • Muốn cho người không nghe chẳng gì bằng đừng nói, muốn cho người không biết chẳng gì bằng đừng làm.

HẬU HÁN THƯ

  • Nền không chắc mà tường không cao thì sự bại hoại nằm sẵn ở đó.

HỨA HÀNH

  • Tâm không bình an, khí không hoà nhã thì lời nói hay lầm lỗi

LÃ-TƯ-PHÚC

  • Có học vấn mà không có đạo đức là người ác, có đạo đức mà không có học vấn là người quê

LỤC TÀI-TỬ

  • Nuốt được cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người.

LÝ-TIÊU-VIỄN

  • Xử những việc khó xử càng nên khoan dung ; Xử với người khó xử càng nên trung hậu ; Xử thời buổi khó khăn càng nên tự nhiên như vô tâm.

MẠNH TỬ

  • Đối với kẻ tự hại thân dầu nói cũng bằng thừa. Đối với kẻ tự liều thân dầu giúp cũng vô ích.
  • Kẻ sĩ mà còn quyến luyến sự yên vui thuận tiện cho xác thịt thì tâm lụy chí hèn không đáng được gọi là kẻ sĩ.
  • Nghiã nhân là ngọn đuốc soi đường cho thiên hạ.
  • Nhân tri sơ tính bổn thiện
  • Ngu thì người ta khinh, khôn thì người ta ghét; Khôn mà làm như ngu mới thật là khôn.
  • Người ta chẳng chịu làm điều dở về sau mới có thể làm được điều hay.
  • Đọc sách mà không chịu tinh tường suy nghĩ là vùi dập đi cái công phu của người xưa.