Wednesday, February 8, 2012

Nguồn Gốc họ Phạm

Phạm Công Hiển Sưu Tầm


Thời xa xưa ở Trung Quốc thường người ta lấy địa danh mình sinh sống, lấy sắc phong hoặc lấy theo họ của chủ mà mình thờ làm họ. Họ Phạm cũng không ngoài quy luật đó.

Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ bá. Do vậy, con cháu nhận Đỗ làm họ.

Vào cuối đời Tây Chu, Chu Tuyên Vương tin vào những điều huyền hoặc, quan thượng đại phu là Đỗ Bá không làm theo nên bị giết, khi đó có quan hạ đại phu là Tả Nho can rằng: "Những chuyện huyền hoặc ngày nay sao nhà vua lại quá tin như vậy. Nếu nhà vua giết Đỗ Bá thì kẻ hạ thần e rằng người nước ngoài nghe thấy những chuyện huyền hoặc cũng đem lòng khinh bỉ, xin nhà vua nghĩ lại". Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung, mới lập đền thờ, gọi là "miếu Đỗ Chủ" cũng gọi là "Hữu tướng quân miếu".

Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, rồi được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đó là thời đầu nhà Đông Chu, Chu U Vương, 781 TCN-771 TCN.

Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội. Đó là ông tổ của họ Phạm. Sĩ Hội "là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn". Ông có công trong việc trị quốc và dẹp yên những nước Xích Địch. Chu Định Vương (607-571 TCN) cho ông phẩm phục chức thượng khanh và kiêm chức thái phó, lại được phong ở đất Phạm. Từ đó con cháu của Sĩ Hội đều đổi thành họ Phạm. Sĩ Hội là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang, cháu là Phạm Phường.

Một thời gian sau đó quyền lực nước Tấn bị chia sẻ vào tay tám họ, rồi bốn họ, rồi nước Tấn bị chia làm ba nước Hàn, Triệu, Ngụy. Sử gọi ba nước đó là Tam Tấn. Thời kì đó là đời vua Chu Kính Vương thứ 28 tức năm 492 TCN. Họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Hàn và họ Ngụy đánh họ Phạm và họ Trung Hàng. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải cố thủ ở Triều Ca (kinh đô nhà Thương cũ). Cuối cùng thành Triều Ca vỡ, con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề rồi kể từ đó đi lưu lạc khắp nơi.


Họ Phạm Việt Nam


Phạm là một họ phổ biến của người Việt Nam. Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hóa). Từ Thanh Hóa lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,... mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV).

Đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế, người họ Phạm Việt Nam định cư ở nhiều nước trên thế giới. Họ này chiếm khoảng 5% dân số Việt Nam. Tại Hoa Kỳ họ này đứng thứ 498 về mức độ phổ biến (khoảng 0,022% dân số). Ở Pháp họ này đứng thứ 951 (khoảng 5.509 người)

Việt Nam có 5 dân tộc có người mang họ Phạm:
  • 1/165 họ của người Kinh
  • 1/11 họ của người Mường
  • 1/11 họ của người Tày
  • 1/172 họ của người Hoa
  • 1/49 họ của người Việt gốc Khmer
  • Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm.
Họ Phạm ở Việt Nam là một trong những dòng họ tương đối lớn (ước tính trên 5 triệu người) nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là "Lương đống của xã tắc".

Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là Danh tướng Phạm Tu - khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công: đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp (543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544)

Theo các bản thần phả, thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như:
1. Nam Hải Đại Vương Phạm Hải, và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục
2. Tướng quân Phạm Gia - tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức
3. Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng)

Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung quốc di cư sang và được Việt hóa. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,...

Các dòng họ Phạm - Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thuỷ tổ họ Phạm (Việt Nam). Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Mỗi khi dâng hương ở Đình Ngoại, con cháu dòng họ Phạm đều kính cẩn nghiêng trước bàn thờ hai cụ thân sinh.

Phạm Tu, vị danh tướng khai quốc nguyên huân của nhà tiền Lý (Vạn Xuân) vị soái tướng đứng đầu ban Võ trong triều đình của Lý Nam Đế, nhân vật họ Phạm đầu tiên mà chính sử nói đến (năm 476 - 545 sau CN) được coi là Thuỷ tổ dòng họ Phạm. Địa danh phát tích họ Phạm là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nơi mà lão tướng Phạm Tu được thờ làm Thành Hoàng làng với sắc phong là Đô Hồ Đại Vương. Thế kỷ X, họ Phạm có Danh tướng Phạm Bạch Hổ ( Tên tự là Phạm Phòng Ât) và Đông giáp tướng quân Phạm Chiêm - Hậu duệ đời thứ 15 của Phạm Tu, có công lớn trong việc giúp Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, Thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, ngoài danh tướng Phạm Bạch Hổ còn có hậu duệ đời thứ 17 họ Phạm là 2 danh tướng, hai anh em ruột mà số phận họ dường như đối nghịch nhau. Đó là Phạm Hạp, tả tướng tham mưu cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền phò Đinh, chống Lê Hoàn, thất bại bị giết, và người em ruột là Phạm Cự Lương, Đại tướng Thái uý phò Lê Hoàn, đã có công lớn trong việc đánh đuổi quân nhà Tống Thế kỳ XI, có một điều ít ai biết đến: Mẹ đẻ vua Lý Thái Tổ là một người trong Phạm Tộc: Bà Phạm Thị Ngà, quê quán ở làng Dương Lôi (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Thời Lý, họ Phạm thiên phát về văn ban, tiêu biểu là vị trạng nguyên đầu tiên của họ Phạm: Phạm Công Bình, người làng Yên Lạc - Trấn Sơn Tây. Ông đỗ Trạng Nguyên khoa Mậu Thìn (1208), đời Lý Cao Tông. Một vị họ Phạm đỗ đại khoa khác là PhạmTử Hư, đỗ Thái Học Sinh, ông quê làng Nghĩa Lư (huyện Cẩm Giảng - Hải Dương).

Vào cuối triều Lý, xã hội rối ren, trăm họ loạn lạc, có 3 gương mặt họ Phạm đã đóng góp công sức vào việc thành lập triều đại mới của nhà Trần, văn hồi đại cực, đó là Phạm Kính Ân, sau được phong Thái Phó, rồi Thái Uý (năm 1236). Phạm ứng Thần sau được phong làm Thượng thư tri quốc tử viện đề điện. Phạm ứng Mộng làm tới Hành Khiển (ngang hàng với tể tướng) năm 1254. Năm 1258, đại đế quốc Nguyên - Mông xua quân tràn vào Đại Việt, vua Trần Thái Tông thân đem tướng sĩ chặn giặc ở bến Lanh Mi, sông Phú Lương. Trước thế giặc mạnh, võ tướng Phạm Cự Chính đã tử chiến giúp Lê Phụ Trần hộ giá vua rút lui an toàn. Nhân vật họ Phạm sáng chói nhất dưới triều Trần là Phạm Ngũ Lão Theo tộc phả, ông là dòng dõi trực hệ đời thứ 7 của tả tướng quân Phạm Hạp (thời Đinh - Lê). Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, thuộc chi họ Phạm định cư ở làng Phù ủng, huyện Đường Hào, lộ Khoái Châu (nay là Hưng Yên).

“Hổ phụ sinh hổ tử” con trai Phạm Ngũ Lão là Phạm Nhữ Dực (1319 - 1409) nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành ở phía nam, được phong Binh Chiêm thượng tướng quân, tước Dực Nghĩa hầu. Phạm Nhữ Dực chính là thuỷ tổ dòng họ Phạm ở Thanh Hóa, cũng là cao thuỷ tổ họ Phạm xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Một chi họ Phạm khác, định cư ở làng Kính Chủ, phủ Kinh Môn (thuộc Hải Dương) cũng sinh ra danh thần Phạm Sư Mạnh, hậu duệ đời thứ 25 của thuỷ tổ Phạm Tu, ông là học trò giỏi của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông (năm 1325), đại thần 3 đời Trần Minh Tông, Hiển Tông và Dụ Tông, làm tới Nhập nội hành khiển, khu mật viện sự. Cuối đời Trần, họ Phạm bị một tai họa: Xa kỵ vệ Thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh, cháu 4 đời Phạm Sư mạnh, cùng người cháu là Phạm Tổ Thu, võ sĩ-thích khách Phạm Ngưu Tất, tham gia với Trần Khát Chân, Trần Hãng... trong vụ mưu giết Hồ Quí Ly. Việc không thành, ông và nhiều người họ hàng con cháu Phạm tộc bị giết.

Dưới thời Lê, ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, họ Phạm đã có 2 người tham gia là Phạm Văn Xảo, Phạm Vấn. Phạm Văn Xảo được xếp vào hàng khai quốc công thần thứ 3 trong triều Lê, phong thái bảo rồi thái phó, được mang họ vua (Lê Văn Xảo); sau ông bị gian thần vu cáo phải tự sát. Phạm Vấn được phong Đại tướng quân, Bình chương quân quốc trọng sự. Khi Lê Thái Tổ mất, ông và tể tướng Lê Sát làm phụ chính cho Lê Thánh Tông phong Thái Phó. Nhân vật họ Phạm nổi bật dưới thời Lê Thánh Tông là Phạm Nhữ Tăng, ông là hậu duệ đời thứ 28 của thuỷ tổ Phạm Tu và là cháu 5 đời Phạm Ngũ Lão. Người đánh bại quân Chiêm, hạ thành Đồ Bàn bắt sống vua Chiêm là Trần Toàn. Ông chính là thuỷ tổ Phạm tộc ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Có thể nói dưới triều Lê, họ Phạm rất hưng phát, sản sinh nhiều nhân tài cả văn lẫn võ. Trong số 1758 vị đỗ đại khoa thời Lê, họ Phạm cũng có tới 122 vị. Ngay trong hội thơ “Tao Đàn” của vua Lê Thánh Tông cũng có 4 “tinh tú” họ Phạm trong “Nhị thập bát tú” nổi tiếng văn tài đương thời.

Dưới vương triều Mạc, họ Phạm tiếp tục phát về đường khoa cử, có tới 2 vị Trạng nguyên là Phạm Đăng Quyết, Phạm Chất, hai bảng nhãn là Phạm Công Sâm, Phạm Du và một vị Thám hoa Phạm Quang Tiến. Dưới triều Lê Trung Hưng (1533 - 1789) dòng Phạm tộc cũng sinh nhiều danh nhân, tiêu biểu là Phạm Công Trứ (1601 -1675), làm tới Thượng thư, Đông các đại học sĩ, Tể tướng tước Yên Quận Công. Ông là nhà sử học nổi tiếng, đồng tác giả bộ “Đại Việt sử ký tục biên” đồ sộ.

Vua Gia Long lập vương triều Nguyễn năm 1802, một nhân vật họ Phạm là Phạm Đăng Hưng (1765 - 1825) thuộc chi họ Phạm ở Thuận Hóa, sau định cư ở Gia Định, do lập nhiều công lao, được phong Thượng thư bộ lễ kiêm Tổng tài quốc sử quán. Một điểm đáng chú ý là con gái ông, bà Phạm Thị Hằng, sau là thứ phi của vua Thiệu Trị, mẹ đẻ vua Tự Đức. Bà nổi tiếng với danh phong Từ Dũ Hoàng Thái Hậu. Dưới triều Nguyễn, họ Phạm cũng đóng góp nhiều vị đại thần, tiêu biểu như: Tham tri Binh bộ Phạm Thế Hiển (1803 - 1861) cuối đời cùng Nguyễn Tri Phương chống giữ đại đồn Chí Hòa, ông tử thủ năm 1861. Hoàng giáp tam đăng Phạm Văn Nghị (1805 - 1881) khi làm Đốc học Nam Định đã tổ chức cả một đội quân Nam tiến vào Đà Nẵng đánh Pháp; là Cơ mật viên đại thần, Hiệp biện đại học sĩ Phạm Thận Duật (1825 - 1882), người cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Rồi các vị Thượng thư Đại thần như Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Phạm Hữu Nghi (1797 -1862).

Trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN ở thế kỷ XX. Họ Phạm có thể tự hào là đã hiến dâng cho tổ quốc nhiều người con xuất chúng: Đó là Liệt sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái sống mãi với tiếng bom Sa Điện ngày 18/6/1924. Đó là nhà chính trị, nhà cách mạng lão thành, 2 vị Thủ tướng của nhà nước Việt Nam mới: Phạm Văn Đồng quê Quảng Ngãi; Phạm Hùng (1912 - 1988) quê Vĩnh Long, là nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tên thật là Phạm Văn Cương (1921 - 1988) quê Nam Định. ở các lĩnh vực văn hóa - khoa học, họ Phạm cũng có những gương mặt nổi bật như: Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông (1916 - 1988) quê Hưng Yên; Nhà bác học - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ (1913 - 1997) quê Vĩnh Long; Giáo sư bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - anh hùng lao động (1909 - 1968), một trong những người tiên phong sự nghiệp y tế cách mạng quê gốc Quảng Nam...v.v.

Có thể thấy xuyên suốt lịch sử dòng dõi Phạm tộc từ thuỷ tổ Phạm Tu đến các chi nhánh con cháu Phạm Tộc ngày nay, tuyệt đại đa số những người họ Phạm nổi tiếng đều là những bậc trung thần, lương đống của đất nước, đem tài năng xương máu phục vụ dân tộc. Về mặt văn hóa, khoa bảng họ Phạm cũng có thể tự hào là một trong 4 tộc họ đứng đầu trăm họ nước NamI Trong suốt lịch sử khoa cử nước nhà, có 2896 vị đỗ đại khoa, thì họ Phạm đóng góp tới 218 vị trong tổng số 144 vị đỗ Tam Khôi, họ Phạm cũng chiếm 13 vị (có 4 vị trạng nguyên), đứng hàng thứ tư sau họ Nguyễn, họ Trần, họ Vũ.



Những người Việt Nam họ Phạm nổi tiếng

Trong Lịch sử

Phạm Tu: võ tướng nhà Tiền Lý giúp Lý Nam Đế dựng nước Vạn Xuân
Phạm Công Trứ: tể tướng thời Hậu Lê..(Ông Cố Tổ Cao Tằng Của Phạm Công Hiển)
Phạm Chiêm: võ tướng nhà Tiền Ngô Vương giúp Ngô Quyền dựng nước và là Hào trưởng vùng Trà Hương.
Phạm Cự Lạng: danh tướng thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê
Phạm Bạch Hổ: một sứ quân trong số 12 sứ quân nhà Ngô
Phạm Thị Trân: bà tổ nghề hát chèo Việt Nam.
Phạm Ngũ Lão: danh tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo.
Phạm Đình Hổ: nhà văn, nhà thơ thời Hậu Lê
Phạm Nguyễn Du: nhà thơ thời Hậu Lê.
Phạm Vấn: công thần khai quốc nhà Hậu Lê.
Phạm Văn Xảo: công thần khai quốc nhà Hậu Lê.
Phạm Tử Nghi: danh tướng nhà Mạc.
Phạm Viết Chánh: danh sĩ và là Án sát tỉnh An Giang triều vua Tự Đức, nhà Nguyễn.
Phạm Phú Thứ: đại thần nhà Nguyễn.
Phạm Hữu Nhật: thủy quân chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa triều Nguyễn
Phạm Hữu Tâm: danh tướng của nhà Nguyễn, Việt Nam.
Phạm Thế Hiển: danh thần đời Minh Mạng

Chính trị - Quân sự

Phạm Hồng Thái: nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Phạm Quỳnh: Thượng thư của Vua Bảo Đại.
Trần Tử Bình: tên thật là Phạm Văn Phu. Là một trong những vị tướng đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Phạm Ngọc Thạch: Bác sĩ, Cố Bộ trưởng Bộ Y tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phạm Huy Thông: nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Văn Hai: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Phạm Văn Phú: Trung tướng QLVNCH
Phạm Xuân Chiểu: Trung tướng QLVNCH, Dại sứ VN Cộng hòa tại Hàn Quốc (trước 1975).

(Hiện tại còn rất nhiều quan chức nổi danh ở VN mang tên họ Phạm sau 30 tháng Tư 1975...)


Những lãnh vực khác

Phạm Khuê: con trai Phạm Quỳnh, Cố Giáo sư, Bác sỹ, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, Bộ Y tế.
Phạm Tuyên: con trai Phạm Quỳnh, Nhạc sỹ Việt Nam.
Phạm Duy Tốn: nhà văn hiện thực.
Phạm Duy: con trai nhà văn Phạm Duy Tốn, nhạc sĩ tân nhạc nổi tiếng
Phạm Đình Chương: nhạc sĩ nổi tiếng.
Phạm Thế Mỹ: nhạc sĩ, nhà cách mạng nổi tiếng.
Phạm Hổ: nhà văn, anh trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.
Phạm Cung: họa sĩ
Phạm Văn Mách: Lực sĩ
Phạm Huỳnh Tam Lang: Cầu thủ nổi tiếng thời Việt Nam Cộng Hòa
Thanh Tuyền: Ca sĩ: Thanh Tuyền (Hải ngoại) - (Phạm Như Mai)
Phạm Minh Tài: Nhà văn Sơn Nam, còn gọi là "ông già Nam Bộ". Là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu Việt Nam.
Phạm Văn Khoa: đạo diễn lão thành của điện ảnh cách mạng Việt Nam
Phạm Cô Gia: lão nữ võ sư chưởng môn Phạm Gia võ phái.
Phạm Khắc: Nghệ sỹ nhân dân, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình HTV, Đạo diễn phim truyền hình ( VD: Mêkông ký sự)
Phạm Nhật Vượng doanh nhân nổi tiếng.
Phạm Đình Dũng: Chủ tịch HĐQT Kiêm Tổng Giám Đốc UNICO Group, là danh nhân, Hội doanh nghiệp trẻ TP. HCM. Em ruột của Phạm Đình Thiện



Những người Trung Quốc họ Phạm nổi tiếng

Phạm Lãi, mưu thần của Việt Vương Câu Tiễn, giúp Câu Tiễn khôi phục nước Việt, diệt nước Ngô của Phù Sai
Phạm Thư, mưu sĩ thời Chiến Quốc của nước Tần, giúp Tần thêm hùng mạnh, đặt nền móng để sau này Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa
Phạm Tăng, mưu sĩ của Hạng Vũ thời Hán Sở tranh hùng
Phạm Trọng Yêm, nhà cải cách thời nhà Tống
Phạm Chí Nghị, cầu thủ bóng đá Trung Quốc
Phạm Băng Băng, nữ diễn viên Trung Quốc


Xin Chấm dứt ở đây
và có một tên không nổi tiếng
nhưng các bạn cứ nhớ Phạm Công Hiển là ai là được rồi !

Phạm Công Hiển


Trở lại Trang Trước

Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 31 tháng 1 2012
Phạm Công Hiển


16 comments:

  1. RẤT VUI VÀ TỰ HÀO LÀ CON CHÁU HỌ PHẠM

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gia pha thiêu nhiêu wá,,,ban biêt Pham Sy Kỳ ko?

      Delete
    2. Cây có cội nước có nguồn!
      Rất vui là bạn đã quan tâm. Chúc bạn luôn sông vui, sống khỏe!

      Delete
  2. Mong rằng họ phạm ngày càng đóng góp công sức cho sự phát triển đất nước cả về kinh tế và chính trị.HỌ PHẠM HIỂN VINH.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi đã 65 tuổi trong gia phả của nhà Phạm công, tôi là con trai trưởng tên cúng cơm là Phạm Công Hiển Vinh

      Chúc bạn sống vui sống khỏe và hãy tự hào về nguồn cội đểxứng danh họ Phạm!

      Delete
  3. Hôm nay con học về nguồn cội

    ReplyDelete
  4. Hậu duệ Phạm Văn Phương xin nghiêng mình kính cẩn trước các bậc tiên tổ họ Phạm. Nam mô a j đà phật! Mong tiên tổ phát quang cho con cháu họ Phạm được hiển vinh hơn nữa.

    ReplyDelete
  5. Chi trưởng họ Phạm tăng, Phạm quang ... Thôn Liễu Điện, Xã Cao Minh, Huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Vô cùng tự hào là con cháu họ Phạm. Rất biết ơn các bậc cha anh đã vấn tổ tầm tông làm rõ nguồn cội nhiều dòng họ Phạm. Ai có nguồn tư liệu cho biết ngành, chi họ Phạm tăng, Phạm quang, Phạm ngoc ... Vinh Bảo Hải Phòng ... Thì thật quý hoá ... LH : Phạm Ngọc Long 0948586668 Hà Nội. Xin cảm ơn;

    ReplyDelete
  6. Phạm Trọng Thắng đồ Sơn HP

    ReplyDelete
  7. Thật tự hào được mang dòng Phạm ở VN. Chi tộc Phạm Thọ xin gửi lời chúc sk đến toàn thể các tộc, chi, phái họ Phạm cả nước. Trong công cuộc vấn tổ tìm tông như mò kim đáy biển, chi tộc Phạm Thọ mong nhận được thông tin trên toàn quốc: người họ Phạm lấy chữ Thọ làm chữ đệm, theo truyền lại là họ Thọ ( hoặc lấy tên húy của tiền nhân để phân rõ với các chi Phạm khác) Hiện đã tìm được các chi Phạm Thọ ở Tứ Kỳ Hải Dương, ở Đông Mĩ Đông Hưng Thái Bình. Rất mong mn có điểm chung như trên gửi thông tin về Phạm Thọ Bẩy, sdt,0388533839

    ReplyDelete
  8. Còn thiếu danh tướng Phạm Hữu Thế - tên thật của Yết Kiêu

    ReplyDelete
  9. Họ Phạm của người Kinh có nguồn gốc từ Trung Quốc sang Việt Nam qua 3 cuộc di cư lớn của người Hoa Hạ.

    ReplyDelete